Nhà mất giá vì hẻm vào ngang nhiên bị lấn chiếm và ngập nước

Thứ bảy, 16/06/2018 14:26

Anh Hà có thể không bán được nhà trong mùa mưa năm nay vì khách đến xem một đi không trở lại khi thấy con hẻm ngập nước, rác nổi lềnh bềnh.

Anh Mạnh Hà (30 tuổi) đang sinh sống tại Gò Vấp, TP HCM chia sẻ:

Năm 2012, khi em tôi vào đại học, bố mẹ mua cho hai anh em tôi một ngôi nhà 2 tầng, rộng 32m2 ở quận Gò Vấp. Căn nhà nằm gần cuối trong một con hẻm cụt rộng khoảng 2,5m. Từ nhà tôi ra hẻm lớn, ô tô vào được khoảng 200m. Theo bảng chỉ dẫn lộ giới, con hẻm cụt nhà tôi sau này sẽ được mở rộng thành 5m nhưng chưa biết bao giờ thực hiện.

Vì vậy, các nhà khi xây, sửa lại không chịu lùi vào 1,5m theo quy định, chính xác là có lùi nhưng lại xây thêm tường rào, đủ để có chỗ để cây cảnh, kệ giày dép hoặc chiếc xe máy. Hoặc có nhà xây lùi vào nhưng lại xây thêm bậc tam cấp hoặc cầu dắt xe. Hẻm đã nhỏ, ngoằn nghèo nên việc đi lại vì vậy càng thêm khó khăn. Các nhà trong hẻm muốn chuyển đồ đều phải thuê xe ba gác.

Nhà mất giá vì hẻm vào ngang nhiên bị lấn chiếm và ngập nước - Ảnh 1.

Ngõ vào nhà bẩn và ngập nước làm giảm giá trị ngôi nhà. Ảnh: H.A

Năm ngoái, trước khi vào mùa mưa, cốt đường hẻm lớn bên ngoài được nâng lên tầm 30cm khiến con hẻm nhỏ nhà tôi trở thành vùng trũng. Tổ trưởng dân phố đã đi vận động các hộ trong hẻm nhỏ đóng góp để nâng cao hẻm lên. Chi phí dự tính khoảng 400 triệu. Trong hẻm có hơn 20 hộ nhưng tiền đóng góp sẽ không chia đều, nếu hộ nào đông người hoặc có phòng trọ sẽ đóng nhiều hơn.

Hầu hết mọi người đều không đồng ý. Bà cụ sát vách nhà tôi nói chỉ hỗ trợ 1-2 triệu vì nhà bà mới tự nâng nền trước cửa nhà mình rồi. Mấy người hàng xóm cũng rỉ tai nhau có tiêu cực nên chi phí mới cao thế nên không đóng. Lại có người không đồng ý nâng nền vì sẽ phải nâng nền nhà theo. Thiếu sự đồng thuận, việc nâng nền hẻm coi như bỏ ngỏ.

Đầu năm nay, tôi bắt đầu nghĩ đến việc bán nhà vì muốn chuyển vào gần khu trung tâm, ở chung cư, đi xe hơi có thể đến tận nhà. Tháng trước, ở hẻm kế bên, ô tô vào được, một ngôi nhà rộng 35m2, một trệt, một lầu vừa bán được 2 tỷ. Nhưng khách xem nhà tôi chỉ trả 1,4 tỷ vì thấy đường vào khó khăn. Có khách đến xem nhà sau khi trời mưa đã một đi không trở lại vì thấy hẻm ngập nước, rác nổi lềnh bềnh. Nếu hẻm không được nâng nền, tôi không hy vọng bán được nhà trong mùa mưa này.

Theo Giáo sư Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch, hiện tượng các gia đình lấn thêm một ít không gian công cộng thể hiện tâm lý không chịu thua ai, không chịu lùi của người Việt, luôn muốn lấn thêm một chút. Ở Hà Nội, trước đây, các nhà trong ngõ nhỏ hay lấn không gian trên cao. Còn ở Sài Gòn, người dân hay lấn dưới mặt đất nên các hẻm khá ngoằn nghèo. Ngày nay, luật đã quy định cụ thể nên các hộ phải xây dựng đúng luật.

10 năm trước, quận Phú Nhuận có phong trào hiến đất để mở rộng hẻm, nhà nước sẽ hỗ trợ làm đường. Sau đó, phong trào không thể thực hiện do người dân ngày nay đều tính toán kỹ mình được đền bù gì khi hiến đất cho cái chung.

Ông Hiền nhận xét: "Trong mối quan hệ với cộng đồng, nhìn chung người Việt có tâm lý khá lạc hậu là sạch nhà bẩn ngõ, vì thế mà người ta chỉ chăm chút cho ngôi nhà của mình mà mặc kệ cái ngõ đi vào, dù việc làm sạch ngõ là trách nhiệm của chính cư dân ở đó".

Còn nhà đầu tư bất động sản cá nhân Nguyễn Xuân Thảo cho hay, cùng một khu vực, giá đất tại hẻm ô tô vào được có thể cao hơn 30-40% giá đất trong những hẻm nhỏ. Theo ông Thảo, các gia đình sống lâu trong hẻm ngập nước phải chấp nhận hoàn cảnh còn những người mua nhà sẽ không bao giờ bỏ tiền ra mua một ngôi nhà mà biết chắc sẽ bị ngập.

Theo PV (VnExpress)

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Doanh nhân 17:08

Tetra Pak hợp tác cùng Doveco chính thức khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam.

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Thị trường 15:54

Khi quỹ đất ven sông tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, dòng vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển về vùng ven còn nhiều tiềm năng như Diễn Châu (Nghệ An).

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Dự án 13:37

Khi thành phố trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, một làn sóng bất động sản mới nổi lên

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Dự án 10:36

Không chỉ là tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản, Gamuda Land còn là một doanh nghiệp tiên phong thực hiện ESG (Enviromental–Social–Gorvernance).

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

Dự án 10:14

"Home resort" đang dần trở thành lựa chọn của giới nhà giàu bởi chất lượng trải nghiệm và chiều sâu cảm xúc.

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Dự án 10:23

Trung tâm TP HCM (Quận 1, Quận 3) đang trở nên quá tải, sự nổi lên của các “trung tâm mới” là một điều tất yếu để tái cấu trúc đô thị hiện đại.

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Dự án 08:15

The Meadow sở hữu không gian xanh bình yên cùng những tiện nghi chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư văn minh.

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Dự án 13:23

Gamuda Land - một tên tuổi uy tín trong lĩnh vực bất động sản quốc tế - tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư lâu dài và mạnh mẽ tại Việt Nam.

Gamuda dẫn đầu cuộc cách mạng giao thông đô thị khu vực

Gamuda dẫn đầu cuộc cách mạng giao thông đô thị khu vực

Doanh nhân 10:20

Gamuda Berhad là doanh nghiệp hàng đầu ở Đông Nam Á về xây dựng và hạ tầng giao thông đô thị, năng lực thi công vượt trội và chiến lược quốc tế hóa nhất quán.

Gamuda Land: Dựng xây tương lai bền vững từ nền móng xanh

Gamuda Land: Dựng xây tương lai bền vững từ nền móng xanh

Dự án 18:18

Gamuda Land đang kiên định theo đuổi triết lý "phát triển có trách nhiệm", thông qua chiến lược tổng thể mang tên Gamuda Green Plan.

XEM THÊM