Người tiêu dùng sẽ giảm hút thuốc lá khi thuế tăng sốc?

Thứ tư, 07/08/2024 19:09

Câu hỏi này phần nào đó đã được gợi mở tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội qua những phân tích về kinh nghiệm quốc tế, mô hình thuế tại Việt Nam cùng với nhiều kiến nghị được đưa ra.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính đề xuất hướng đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Người tiêu dùng sẽ giảm hút thuốc lá khi thuế tăng sốc?- Ảnh 1.

Hội thảo "Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá" với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành và các Bộ, ngành liên quan.

Sự kiện có sự tham gia của đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Liên đoàn Công nghiệp & Thương mại Việt Nam, vùng nguyên liệu tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, Công ty kiểm toán PwC Việt Nam, cùng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam. 

Cần cẩn trọng với thuốc lá lậu

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam, cho biết thị phần thuốc lá lậu trên toàn thế giới hiện là 11,6%. Theo ước tính của ngành thì thị phần thuốc lá lậu cao hơn khoảng 2-3 lần. Tổng mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của thị trường bất hợp pháp vẫn ổn định theo thời gian.

Và theo Báo cáo "An economic assessment of the drivers of the illicit trade in cigarettes" (Tạm dịch: Đánh giá tác động kinh tế về động cơ buôn lậu thuốc lá) phát hành bởi PwC UK, việc tăng giá thuốc lá hợp pháp khiến người tiêu dùng có xu hướng cao chuyển sang sử dụng các loại thuốc lá thay thế bất hợp pháp. Mối tương quan giữa giá thuốc lá hợp pháp và thị phần thuốc lá lậu trung bình là 86%.

Từ những ví dụ thực tiễn trên thế giới, đại diện PwC cũng đã đưa ra kịch bản khi thuế TTĐB thuốc lá tăng quá nhanh tại Việt Nam theo các phương án mà Bộ Tài chính đề xuất. Theo đó, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại, thuốc lá lậu có thể tăng lên 50 tỷ điếu vào năm 2030, thất thu từ thuốc lá lậu có thể lên đến 40 ngàn đồng vào năm 2030 so với mức 5-6 ngàn tỷ đồng hiện tại. 

Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và rủi ro nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa tương tự như tại Malaysia, kéo theo việc làm của người lao động tại các nhà máy thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, bán buôn chịu tác động tiêu cực.  

Theo 2 phương án của Bộ Tài chính thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm thuốc lá sẽ tăng thêm khoảng 200% sau 5 năm dẫn tới tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá tăng từ 36% (năm 2024) lên 59,4% (2030) khiến việc tiêu thụ các mặt hàng này trở nên đắt hơn, dẫn đến giảm lượng sử dụng thuốc lá.

Tuy nhiên liệu kỳ vọng này có đạt được không? Nhìn sang kinh nghiệm các nước để rút ra bài học cho Việt Nam, Malaysia tăng thuế 40% trong năm 2015, sau 5 năm, thị phần thuốc lá lậu đã chiếm khoảng 65%, tổng tiêu thụ thuốc lá (thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu) vẫn tăng 5% sau khi tăng thuế. Kỳ vọng của Chính phủ khi tăng thuế nhằm hạn chế tiêu dùng thuốc lá không hề đạt được. Bên cạnh đó, số thuế thất thu tăng vọt lên 5,1 tỷ RM, khiến tổng thu thuế từ thuốc lá năm năm 2021 đã giảm 141% so với trước khi tăng thuế đột biến.

Người tiêu dùng sẽ giảm hút thuốc lá khi thuế tăng sốc?- Ảnh 2.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam nhấn mạnh nên xem xét lộ trình phù hợp, giãn tiến độ tăng thuế để tránh tăng sốc để đảm bảo được thuốc lá hợp pháp có sức cạnh tranh, hỗ trợ được sự phát triển của ngành cùng hỗ trợ đạt được những mục tiêu mà Chính phủ.

Tại hội thảo, các bên liên quan cũng đã đánh giá tác động của việc điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá thông qua mô hình phân tích của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính).

Theo đó, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2030. Sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh vào năm 2030: thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế. Điều này sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành thuốc lá, các doanh nghiệp có thể phá sản trong thời gian ngắn khi doanh thu sụt giảm khoảng 32%-35%.  

Ngược lại, lượng thuốc lá lậu sẽ tăng mạnh ở cả 2 phương án tăng thuế mà Bộ Tài chính đề xuất. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025.

Như vậy, từ phân tích các mô hình giả định ở 2 phương án tăng thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính, sản lượng thuốc lá hợp pháp sẽ giảm mạnh và thuốc lá lậu tăng cao, gây thất thu lớn cho nguồn thu thuế do sản phẩm lậu và tăng rủi ro sức khỏe cho người dân vì thuốc lá lậu không được kiểm soát chất lượng cũng như không tuân thủ bất kỳ một tiêu chuẩn nào về hàm lượng tar, nicotine cũng như các chất cấm không được dùng trong sản phẩm thuốc lá điếu.

Trong khi đó, ngành thuốc lá hợp pháp cũng đóng góp không ít vào an sinh xã hội và nền kinh tế tại Việt Nam khi tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm khoảng 10.000 nhân viên nhà sản xuất, 8.000 nhân viên nhà phân phối, 110.000 đến 120.000 nông dân trồng thuốc lá và khoảng 1 triệu điểm bán lẻ. Đối với ngân sách nhà nước, ngành cũng đóng góp 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2023.

Để người tiêu dùng không chuyển sang thuốc lá lậu

Từ những phân tích trên cho thấy người tiêu dùng, các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam là những đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế TTĐB quá nhanh.

Vì vậy tại hội thảo, đại diện từ Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế TTĐB. 

Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cùng các đại diện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam, đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt bằng cách thực hiện áp mức thuế tuyệt đối ở mức vừa phải với lộ trình tăng thuế hợp lý đến năm 2030. Cụ thể, các đại diện đề xuất mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao 20 điếu vào năm 2026 và tăng 500 đồng/năm, hoặc 1.000 đồng/bao mỗi 2 năm vào những năm tiếp theo và đến năm 2030 là 3.000 đồng/bao.

Người tiêu dùng sẽ giảm hút thuốc lá khi thuế tăng sốc?- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cùng các đại diện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam đề xuất phương án hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp, người lao động, người dân và Nhà nước.

Theo ông Nhân, phương án đề xuất trên nhằm tạo ra mức tăng thuế hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Phương án này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn với mức thu ngân sách ước tính đạt khoảng 29,5-30 nghìn tỷ vào năm 2030, tăng trưởng 7%-9%/năm.

Như vậy, từ kinh nghiệm quốc tế cùng các kịch bản có thể xảy ra từ Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) và PwC Việt Nam cho thấy, đề xuất thuế TTĐB với thuốc lá của Bộ Tài chính sẽ đẩy giá bán thuốc lá hợp pháp tăng đột ngột. Người tiêu dùng sẽ tìm đến nguồn hàng lậu vốn không chịu ảnh hưởng bởi thuế để thay thế, khiến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chính phủ không thể thực hiện, gây thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước do hàng lậu. Đồng thời khiến mặt trận phòng chống thuốc lá lậu trở nên thách thức và phức tạp hơn cũng như làm tăng rủi ro sức khỏe cho người hút thuốc do thuốc lá lậu không được kiểm soát chất lượng.

Vì vậy, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tăng thuế TTĐB phù hợp theo lộ trình tránh tăng cao đột ngột và liên tục, thực hiện đồng bộ và nâng cao các biện pháp quản lý Nhà nước, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống thuốc lá lậu.

P.Đình

Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Doanh nhân 17:39

Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9-2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

NovaGroup phát động loạt chương trình tiếp sức, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

NovaGroup phát động loạt chương trình tiếp sức, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Doanh nhân 10:59

Tự nguyện trích ngày lương, ủng hộ tiền cho các địa phương, tặng nhà để đấu giá... là những hoạt động mà NovaGroup cùng các đơn vị trong hệ sinh thái đã và đang thực hiện nhằm chung tay tiếp sức đồng bào vùng bão lũ.

Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Doanh nhân 08:16

Suntory PepsiCo Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam và các tổ chức liên quan triển khai các hoạt động cứu trợ, khẩn trương cung cấp nước sạch đến cho người dân tại 13 tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhà sáng lập Ecopark ủng hộ 20 tỉ đồng chung tay cùng đồng bào vượt qua bão lũ

Nhà sáng lập Ecopark ủng hộ 20 tỉ đồng chung tay cùng đồng bào vượt qua bão lũ

Doanh nhân 14:36

Ecopark - nhà phát triển bất động sản gắn liền với các dự án sinh thái bền vững, vừa phát động chương trình hành động “Chung tay cùng đồng bào vượt qua bão lũ", với mục tiêu cùng cộng đồng chung tay giúp đỡ người dân sớm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Chứng khoán thế giới ảnh hưởng thế nào đến chứng khoán Việt?

Chứng khoán thế giới ảnh hưởng thế nào đến chứng khoán Việt?

Tài chính 14:33

Trong thời đại toàn cầu hóa, thị trường tài chính giữa các quốc gia liên kết chặt chẽ, do đó các biến động chứng khoán toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tắm khoáng nóng tại nhà để khoẻ mạnh, sống thọ như người dân Nhật

Tắm khoáng nóng tại nhà để khoẻ mạnh, sống thọ như người dân Nhật

Dự án 11:17

Tắm khoáng tại nhà theo cách của người Nhật Bản có thể giúp nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, giúp nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ.

Một liệu pháp cân bằng thân tâm trí, nâng cao tuổi thọ, kéo dài sức khoẻ mà người Nhật áp dụng

Một liệu pháp cân bằng thân tâm trí, nâng cao tuổi thọ, kéo dài sức khoẻ mà người Nhật áp dụng

Dự án 09:16

Tắm khoáng nóng giúp chữa lành các vấn đề về da, làm giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu, thậm chí là 'liều thuốc' giảm đau, điều hoà huyết áp, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới nhà giàu.

Tắm khoáng nóng - liệu pháp giúp người Nhật sống thọ, sống khoẻ

Tắm khoáng nóng - liệu pháp giúp người Nhật sống thọ, sống khoẻ

Dự án 19:10

Người Nhật sống lâu, khỏe mạnh và có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhờ một thói quen đơn giản là ngâm bồn tắm khoáng nóng.

Chủ tịch IPPG đề xuất giải pháp nâng chất lượng đối tác hải quan – doanh nghiệp

Chủ tịch IPPG đề xuất giải pháp nâng chất lượng đối tác hải quan – doanh nghiệp

Doanh nhân 18:46

Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) Johnathan Hạnh Nguyễn đánh giá cao những nỗ lực của ngành hải quan trong cải cách, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18 km

Sống nghỉ dưỡng tại biệt thự khoáng nóng cách nhà thờ Đức Bà 18 km

Dự án 16:35

Biệt thự khoáng nóng Onsen village tại Ecovillage Saigon River của nhà sáng lập Ecopark là dòng sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng tại gia cao cấp, phiên bản giới hạn được thiết kế dành riêng cho tầng lớp thượng lưu của Việt Nam để chăm sóc sức khỏe, thư giãn bằng các phương pháp trị liệu ngay tại nhà.

XEM THÊM