Nguy cơ mất đất, mất nhà vì vay tín chấp

Thứ hai, 07/01/2019 14:43

Với mức lãi suất ban đầu hấp dẫn, thủ tục vay dễ dàng, không cần thế chấp…, nhiều người chọn vay tiêu dùng tín chấp mà không để ý kỹ những ràng buộc trong hợp đồng dẫn đến khóc dở mếu dở, thậm chí có nguy cơ mất đất, mất nhà…

Nguy cơ mất đất, mất nhà vì vay tín chấp - Ảnh 1.

Vay tín chấp ngân hàng không khó nhưng trả được nợ không dễ. Ảnh minh họa

Ngậm ngùi... "cõng nợ"

Cả tháng nay, vợ chồng chị T.H.M (Sóc Sơn) đứng ngồi không yên vì món nợ quá hạn vay tín chấp của một ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện. Từ số vốn vay 200 triệu ban đầu (từ tháng 10/2017), giờ sau hơn 1 năm, do không có khả năng trả gốc + lãi hàng tháng nên số dư nợ chồng nợ đã vượt xa con số ban đầu.

Chị M. kể, để có vốn đầu tư làm ăn buôn bán nên đã nhiều lần anh chị làm hồ sơ vay tiền ngân hàng nhưng vì thửa đất anh chị đang ở chưa sang tên được sổ đỏ để thế chấp, thủ tục vay rườm rà, khâu thẩm định hồ sơ quá lâu…, nên trong lúc cần tiền, chồng chị M. quyết định “liều” vay tín chấp. Bản thân anh chị M. không rành các thủ tục vay ngân hàng nên phải nhờ 1 người cháu kết nối để lo liệu vay tín chấp với mức 200 triệu đồng với lý do “để xây nhà”. Để vay được số tiền này nhanh nhất, ở hạn mức cao nhất dành cho mình, anh chị M. chấp chận chi 10 triệu phí “bôi trơn”. Khi nghe nhân viên ngân hàng cho hay, anh chị được ưu đãi với mức lãi suất chỉ 1%/tháng, anh chị M. mừng khôn tả.

Nguy cơ mất đất, mất nhà vì vay tín chấp - Ảnh 2.

Với mức lãi suất đưa ra ban đầu khá hấp dẫn, thủ tục lại nhanh gọn nên nhiều người chọn vay tín chấp ngân hàng/các tổ chức tín dụng.

Theo mức lãi suất ngân hàng, anh chị M. vay 200 triệu đồng, trả trong 40 tháng, lãi suất 1% một tháng. Riêng số tiền gốc hằng tháng anh chị M. phải trả là 5 triệu đồng/ tháng; lãi tháng đầu tiên phải trả là 2 triệu đồng. Từ tháng thứ hai, số tiền gốc giữ nguyên và số tiền lãi được giảm dần xong số giảm cũng chỉ vài chục nghìn/tháng. Như vậy, trung bình mỗi tháng, anh chị M. phải lo trả nợ ngân hàng gần 7 triệu đồng.


Thời gian đầu, khi chưa kiếm được nguồn cố định để trả nợ nên anh chị M. dành ra 20 triệu đồng để trả nợ hàng tháng. Sau 3 tháng đầu tiên vay nợ, anh chị M. bắt đầu thấy chóng mặt với khoản gốc + lãi vay ngân hàng. Chị M. làm ruộng, còn chồng chị dùng số tiền đầu tư với bạn làm ăn. “Chồng tôi không có kinh nghiệm nên đầu tư chẳng có lãi. Trong khi đó, tháng nào đến hẹn là phải tìm mọi cách trả nợ ngân hàng. Không muốn bị phạt nên những lúc bí, chúng tôi lại phải đôn đáo vay chỗ nọ đập chỗ kia. 

Tiếng là vay ngân hàng trả lãi giảm dần nhưng có nhiều tháng, chúng tôi bị quá hạn nộp, số tiền lãi bị nhân lên, có khi còn vượt quá 7 triệu đồng. Đấy là chưa kể, từ ngày vay, chúng tôi đã phải chịu 2 lần điều chỉnh lãi suất. Khi thấy lãi suất tăng, tôi đến hỏi ngân hàng thì mới té ngửa, gói lãi suất vay tiêu dùng của của tôi được thay đổi 3 tháng 1 lần theo tiết kiệm 12 tháng của ngân hàng. Họ nói quy định ấy đã được ghi rõ trong hợp đồng nhưng chúng tôi không để ý, vì khi vay tiền, chúng tôi chỉ hỏi qua nhân viên ngân hàng về các khoản phải nộp hàng tháng, không đọc kỹ hợp đồng”, chị M. cho hay.

Tính đến thời điểm này, đã 8 tháng anh chị M. không có khả năng thanh toán gốc + lãi hàng tháng. Do đó, lãi chồng lãi, số tiền lũy tích cả gốc lẫn lãi giờ đã vượt xa con số 200 triệu ban đầu. Nhiều lần anh chị M. đã bị nhân viên ngân hàng gọi điện thoại, xuống tận nhà thúc nợ. Và gần đây nhất, nhân viên ngân hàng đã “cảnh cáo” gia đình chị M., rằng họ sẽ khởi kiện anh chị ra tòa.

Vay thì dễ...

“Tôi đã bàn với chồng tôi, chắc chúng tôi phải nói rõ tình cảnh của mình với bố mẹ để xin sang tên sổ đỏ gấp rồi bán bớt 1 phần đất ở để trả nợ ngân hàng. Hoặc dùng sổ đỏ để thế chấp ngân hàng nhà nước vay vốn kinh doanh chứ không vay tín chấp ngân hàng thương mại nữa. Chứ giờ cứ cõng nợ thế này, trước sau gì họ xiết nợ, mình cũng trắng tay thôi”, chị M. ngậm ngùi.

Nguy cơ mất đất, mất nhà vì vay tín chấp - Ảnh 3.

Khi không có khả năng trả nợ và tất toán hợp đồng, người vay tín chấp sẽ rơi vào cảnh "nợ chồng nợ". Ảnh minh họa

Được biết, lúc vay tiền, vì nhu cầu cấp bách nên vợ chồng chị M. chỉ thấy vay được là vay thôi chứ họ không hoạch định kế hoạch trả nợ lâu dài hay tìm hiểu thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Chính vì vậy, thời hạn anh chị M. ký hợp đồng vay ngân hàng là 40 tháng, nếu như bây giờ anh chị M. có bán được đất hoặc thế chấp sổ đỏ vay được đủ tiền để trả ngân hàng thì riêng số tiền bị phạt hợp đồng (thanh khoản trước thời hạn) của anh chị M. cũng lên đến hàng chục triệu đồng.

Chị M. ngậm ngùi: “Đúng là vay thì dễ mà tiêu không dễ. Đây sẽ là bài học lớn cho vợ chồng tôi. Cay đắng hơn, nhân viên ngân hàng cũng cho chúng tôi hay, vì chúng tôi bị liệt vào diện “nợ xấu” nên sau này, khả năng đi vay bất kỳ ngân hàng nào cũng là điều “không thể” vì các ngân hàng/tổ chức tín dụng đều có sự liên thông với nhau.

Người vay tín chấp phải hiểu rõ thông tin hợp đồng

Đem câu chuyện của anh chị M. trao đổi với cán bộ làm trong ngành ngân hàng, vị này tiết lộ: Hiện nay, các ngân hàng đang đẩy mạnh việc triển khai hình thức cho vay tín chấp, mở rộng đối tượng vay tín dụng để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, thị trường cho vay tài chính tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng sôi động với sự tham gia của các công ty tài chính tiêu dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng khách hàng không tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. 

Vay tín chấp thủ tục đơn giản hơn so với vay thế chấp để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Điều này giúp nhiều người dễ dàng vay được vốn tiêu dùng, mua sắm. Tuy nhiên, hình thức vay tín chấp mang rủi ro tín dụng cao. Trường hợp khách hàng không thể tất toán xong hợp đồng vay hay cố ý không trả nợ, trả nợ nửa chừng thì ngân hàng/công ty tài chính sẽ tiến hành thu hồi tiền vay bằng các nghiệp vụ riêng của mình.

Nguy cơ mất đất, mất nhà vì vay tín chấp - Ảnh 4.

Khi tham gia vay tiêu dùng, khách hàng cần hiểu rõ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng trước khi đặt bút ký. Ảnh minh họa

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, việc đẩy mạnh cho vay tín chấp/tiêu dùng là cần thiết, nhất là đối với những người không có tài sản thế chấp. Song, các công ty tài chính phải hoạt động lành mạnh, dựa trên lợi ích và phát triển cộng đồng, tránh núp bóng cho vay tiêu dùng để “dồn” khách hàng vào đường cùng vì sơ suất hoặc thiếu hiểu biết cơ chế cho vay tín chấp/tiêu dùng.

Về phía khách hàng, khi tham gia vay tiêu dùng cần hiểu rõ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng vay như: Mức lãi suất, thời gian vay, quy định về trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm... Chỉ ký hợp đồng khi đã hiểu rõ các thông tin thể hiện trên hợp đồng.

Theo Diệu Nghi (phunuvietnam.vn)

Gửi bình luận

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Panasonic trồng rừng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Doanh nhân 09:07

Hơn 100 nhân viên Panasonic tại Việt Nam đã trồng và trao tặng 15.000 cây trong chương trình “Tiếp sức sinh thái” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, nhằm phục hồi và phát triển rừng đặc dụng.

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Doanh nhân 13:25

Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những thành tích xuất sắc của Công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác từ thiện xã hội.

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

TP HCM: Các dự án giao thông chậm tiến độ do giá cát san lấp tăng cao

Vật tư 11:30

Cát dùng để san lấp không chỉ khan hiếm mà giá còn tăng vọt từ 190.000/m³ lên 285.000/m³ chưa thuế GTGT tại khu vực TP.HCM khiến nhiều dự án giao thông gặp khó, nguy cơ bị chậm tiến độ.

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Trải nghiệm loạt tiện ích mới trên ứng dụng ngân hàng số MSB mBank

Doanh nhân 08:33

Với mục tiêu không ngừng cải tiến và mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính thuận ích, đặc biệt trên môi trường số, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) ra mắt thêm nhiều tính năng mới và trải nghiệm miễn phí trên ứng dụng ngân hàng điện tử MSB mBank.

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Khu vực sôi động nhất thủ đô “đón sóng”

Dự án 22:08

Bước sang năm 2024, chung cư tiếp tục là phân khúc “vàng” khi có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, ghi nhận lượng quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở thực, nhất là khu vực phía Tây Hà Nội.

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

ScaleUP được quỹ Nextrans đầu tư

Doanh nhân 11:29

ScaleUP - đơn vị cung cấp giải pháp kinh doanh thương mại điện tử cho biết đã nhận được đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans (Hàn Quốc).

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Chuyên gia: Thị trường nhà ở qua giai đoạn khó khăn nhất

Thị trường 09:22

Thị trường nhà ở Việt Nam đang trên đường hồi phục nhưng vẫn nhiều thách thức về nguồn cung, theo các chuyên gia.

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Cảng Quốc tế Long An được đánh giá cao khi là diễn giả tại hội nghị Philippine Ports and Logistics 2024

Dự án 08:06

Lãnh đạo Dongtam Group và Lãnh đạo OPASCOR chứng kiến Nghi thức ký kết Ý định Thư giữa Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines chiều 21/3/2024

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

DKSH nâng cấp phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Doanh nhân 12:15

Ngành kỹ thuật công nghệ của DKSH vừa hoàn thiện nâng cấp phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP HCM.

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Ký kết hợp tác toàn diện triển khai dự án căn hộ cao cấp tại Nha Trang

Dự án 17:26

Ngày 18-3, Lễ ký kết hợp tác toàn diện để triển khai dự án căn hộ cao cấp (Nha Trang, Khánh Hoà) đã diễn ra tại GEM Center TP HCM.

XEM THÊM