Chủ đầu tư địa ốc khổ với suất ngoại giao

Thứ ba, 26/02/2019 08:06

Chủ đầu tư lớn tại Hà Nội cho biết trước khi giới thiệu dự án ra thị trường đã có một số sản phẩm đẹp được dùng làm suất ngoại giao cho đối tác với mức chiết khấu từ 5 đến 10% giá trị. Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng ưu đãi đều xin được nộp tiền chậm hơn so với tiến độ của những người mua khác.

"Có những người đến khi dự án xây dựng xong phần hạ tầng rồi nhưng vẫn không chịu nộp tiền, nhưng nhất định không muốn trả lại chủ đầu tư căn hộ. Trong khi đó, rõ ràng là với nhóm khách hàng này, doanh nghiệp không thể áp dụng biện pháp phạt chậm nộp hoặc thu hồi lại sản phẩm", vị này cho biết.

Chủ đầu tư địa ốc khổ với suất ngoại giao - Ảnh 1.

Một dự án bất động sản từng có rất nhiều suất ngoại giao được rao bán nhưng mới có số ít được triển khai. Ảnh: Nguyễn Hà

"Khi đó, nhân viên của chúng tôi lại mải đi bán suất ngoại giao do có giá ưu đãi hơn, cạnh tranh với những sản phẩm của chính chủ đầu tư, tạo ra sự nhiễu loạn trên thị trường. Người mua thì cho rằng chủ đầu tư đang tạo chiêu trò để cắt lỗ, họ cứ chờ giảm thêm mới mua", đại diện doanh nghiệp cho hay.Nhiều người mua suất ngoại giao mang thông tin căn hộ để gửi các sàn bất động sản bán lại, kiếm tiền chênh. Tuy nhiên, không ít lại gửi chính đơn vị kinh doanh của chủ đầu tư.

Một số suất ngoại giao chủ đầu tư nhận được tiền đặt cọc hoặc tiền mua căn hộ của khách nhưng một thời gian sau, chính khách hàng lại xin trả lại suất ngoại giao và đòi lại tiền đã nộp.

"Ban đầu họ dùng đủ các mối quan hệ để mua bằng được một căn suất ngoại giao, sau này lại năn nỉ để xin trả lại và rút tiền. Đơn giản là họ rao bán một thời gian với giá chênh cao nhưng không được. Với những trường hợp này, dù không muốn nhưng chúng tôi cũng phải nhận lại nhà và trả lại tiền", lãnh đạo một chủ đầu tư lớn nói.

Trường hợp khác, khách hàng cũng nhờ các mối quan hệ để mua căn ngoại giao tại một dự án. Tuy nhiên, khi nhận thấy việc bán lại căn hộ gặp khó khăn, khách đến gặp ban lãnh đạo của chủ đầu tư xin rút lại tiền, song bị từ chối do dự án đã gần ngày bàn giao. Khi đó, chủ nhân căn hộ lại tung những thông tin bất lợi, xúi giục những khách hàng khác gây khó dễ cho chủ đầu tư, liên tục doạ căng băng rôn cũng như gửi đơn kiện nếu không được tạo điều kiện rút vốn khỏi dự án.

Nhận định về tình trạng này, lãnh đạo một sàn bất động sản cho rằng một phần vì suất ngoại giao không còn là hàng hiếm và giá hời như nhiều năm trước. Đôi khi nhiều chủ đầu tư giới thiệu với đối tác là suất ngoại giao nhưng thực chất ưu đãi ít. Một tình trạng nữa là thị trường hiện cũng có quá nhiều sản phẩm được quảng cáo "mạo danh" suất ngoại giao nên người mua không còn tin vào mức độ ưu đãi.

Trên một công cụ tìm kiếm, chỉ cần gõ cụm từ "bán suất ngoại giao căn hộ" lập tức cho ra gần 22 triệu kết quả. Cụm từ "bán suất ngoại giao đất nền" cũng cho ra tới hơn 17 triệu kết quả. Đa số là những mẩu tin rao bán loại hình bất động sản này - một phân khúc mà người mua thường nghĩ rằng có thể dễ mua hời.  Tuy nhiên, thực tế theo lãnh đạo một sàn, không ít trong số đó là những suất ngoại giao được môi giới "tự phong" chỉ để thu hút khách mua.

"Suất ngoại giao bất động sản hiện nay không còn hấp dẫn như chục năm trước bởi đôi khi ‘vàng thau lẫn lộn’, không phân biệt được là hàng ưu đãi thật hay là hàng ế", một môi giới cho hay.

Tuy nhiên, theo anh này, cũng bởi một số khách hàng mua suất ngoại giao tạo nên những hiệu ứng xấu trên thị trường nên nhiều chủ đầu tư gần đây đưa ra cơ chế siết chặt hơn như giảm tỷ lệ ưu đãi, giới hạn thời gian nộp tiền, chuyển nhượng.

Theo Nguyễn Hà (vnexpress.net)

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Doanh nhân 17:08

Tetra Pak hợp tác cùng Doveco chính thức khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam.

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Thị trường 15:54

Khi quỹ đất ven sông tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, dòng vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển về vùng ven còn nhiều tiềm năng như Diễn Châu (Nghệ An).

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Dự án 13:37

Khi thành phố trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, một làn sóng bất động sản mới nổi lên

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Dự án 10:36

Không chỉ là tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản, Gamuda Land còn là một doanh nghiệp tiên phong thực hiện ESG (Enviromental–Social–Gorvernance).

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

Dự án 10:14

"Home resort" đang dần trở thành lựa chọn của giới nhà giàu bởi chất lượng trải nghiệm và chiều sâu cảm xúc.

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Dự án 10:23

Trung tâm TP HCM (Quận 1, Quận 3) đang trở nên quá tải, sự nổi lên của các “trung tâm mới” là một điều tất yếu để tái cấu trúc đô thị hiện đại.

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Dự án 08:15

The Meadow sở hữu không gian xanh bình yên cùng những tiện nghi chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư văn minh.

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Dự án 13:23

Gamuda Land - một tên tuổi uy tín trong lĩnh vực bất động sản quốc tế - tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư lâu dài và mạnh mẽ tại Việt Nam.

Gamuda dẫn đầu cuộc cách mạng giao thông đô thị khu vực

Gamuda dẫn đầu cuộc cách mạng giao thông đô thị khu vực

Doanh nhân 10:20

Gamuda Berhad là doanh nghiệp hàng đầu ở Đông Nam Á về xây dựng và hạ tầng giao thông đô thị, năng lực thi công vượt trội và chiến lược quốc tế hóa nhất quán.

Gamuda Land: Dựng xây tương lai bền vững từ nền móng xanh

Gamuda Land: Dựng xây tương lai bền vững từ nền móng xanh

Dự án 18:18

Gamuda Land đang kiên định theo đuổi triết lý "phát triển có trách nhiệm", thông qua chiến lược tổng thể mang tên Gamuda Green Plan.

XEM THÊM