Tại buổi chia sẻ về thông tin "Thị trường bất động sản Việt Nam với những diễn biến trong chu kỳ mới" vừa diễn ra tại TP HCM, ông Marc Townsend, Cố vấn cấp cao của Công ty TNHH Arcadia Consulting Việt Nam, cho biết thị trường bất động sản Việt Nam đã phải trải qua một thời gian khó khăn nhưng sẽ tan băng sớm theo chu kỳ và ông rất lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam.
Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Marc Townsend về thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại, nhìn nhận thời gian tới.
- Ông nhìn nhận thị trường bất động sản Việt Nam như thế nào trong hiện tại và khả năng tan băng?
Ông Marc Townsend Marc Townsend: Tôi cho rằng thị trường bất động sản sắp tới sẽ tiếp tục xu hướng mua thấp, bán cao; khả năng chi trả của người tiêu dùng đang tăng lên ngay cả khi lương không tăng. Thị trường bất động sản là một chu kỳ, sau giai đoạn đi xuống sẽ đi lên. Thực tế, thị trường đang chứng kiến một chu kỳ đi lên mới khi thanh khoản bắt đầu tăng.
Theo đó, thị trường đầu tư công và hậu cần đã phát triển trở lại nhờ sự quan tâm bền vững của nước ngoài, do đó chắc chắn thị trường nhà ở đang đóng băng sẽ dần tan. Tôi dự báo giá nhà ở thứ cấp sẽ tăng trở lại vào giữa năm 2024. Các dự án lớn của các nhà phát triển lớn đã phát triển mạnh và khả năng minh bạch thông tin sẽ duy trì vị thế ưu tiên.
Điều khoản thanh toán sẽ làm cho giá cả ngày càng phải chăng và hấp dẫn. Đặc biệt, việc phát triển các trung tâm đô thị mới đi đôi với cơ sở hạ tầng, đầy đủ tiện ích phục vụ cuộc sống, sinh hoạt, học tập, giải trí, làm việc toàn diện sẽ thu hút người mua. Đây là cơ hội tốt nhất kể từ tháng 7-2016 để người có nhu cầu mua nhà.
Trong 6 tháng qua, tôi theo dõi các doanh nghiệp niêm yết trong nước và tình hình giảm lãi suất của Việt Nam. Tôi thấy rất thú vị, bởi hầu hết mọi nơi trên thế giới, giá cổ phiếu của các công ty biến động lên xuống, nhưng lãi suất ở phần còn lại của thế giới đang tăng chứ không giảm. Và điều đó một lần nữa khiến Việt Nam trở nên độc đáo.
Thực tế là một số chủ đầu tư đã bắt đầu nhận ra rằng vẫn còn một thị trường mua bán ngoài kia và nó không giống như thị trường hồi năm 2019, 2020 khi mà họ có thể bán số lượng lớn căn hộ cao cấp, với giá cao và thường xuyên tăng giá.
Chưa kể, theo tôi hiện nay, phần lớn người dân trong nước là chủ sở hữu, người mua lần đầu. Với họ là một loại tài sản thực, một lĩnh vực thực mà ở nhiều quốc gia không còn tồn tại nữa. Chưa kể, Việt Nam còn rất nhiều người trẻ rất quan tâm đến mua bất động sản.Vì vậy theo tôi đây là cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản. Và vì vậy tôi cũng rất lạc quan và quan tâm đến việc mua bất động sản ở Việt Nam.
- Ông có thể chia sẻ với chúng tôi về các yếu tố nội tại kích thích phục hồi thị trường BĐS VN sau khi vượt qua giai đoạn đóng băng những năm qua?
Ông Marc Townsend Marc Townsend: Đóng băng là một cách gọi rất độc đáo của Việt Nam. Chính phủ rõ ràng đang nỗ lực tìm ra giải pháp hỗ trợ thị trường. Họ đang khuyến khích các ngân hàng. Họ nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của những nhà phát triển chủ chốt đối với xã hội và tiếp tục đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng như sân bay, Metro…. Vì vậy tôi nghĩ mọi người đều đang góp sức và thực hiện tốt nhất vai trò của mình.
Vì vậy, nói "đóng băng" chưa gần như đã hết rồi. Một loạt các động thái đã làm tan băng thị trường, một trong số đó là khi Chính phủ thay đổi các quy định về sở hữu nước ngoài và tôi nghĩ sẽ có sự điều chỉnh lại dần dần về việc giá sẽ tăng trở lại.
Hiện nay, các nhà phát triển nước ngoài đang tích cực đầu tư vào thị trường. Đây là thời điểm tuyệt vời để các nhà phát triển nước ngoài đầu tư vào, bạn có thể thấy Toshi, Doburu, Tokyo của Nhật Bản đang tăng gấp đôi. Các doanh nghiệp Singapore như MapleTree Capital, Capital Land cũng đã hoạt động đầu tư rất tích cực trong 12 tháng qua. Họ có một đội ngũ lớn, tôi nghĩ đối với những người mới thì điều đó sẽ khá khó khăn. Vì vậy, tôi cho rằng thời điểm này nhiều nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội để đầu tư vào bất động sản Việt Nam.
- Ông nghĩ gì về những động thái của Chính phủ và việc cải thiện thị trường với các chính sách mới hoặc đầu tư công và những vấn đề khác?
Với tư cách là một nhà quan sát, tôi cho rằng điều này thật tuyệt, nhưng tất nhiên, thị trường luôn muốn nhiều hơn. Thị trường muốn có nhiều cơ sở hạ tầng hơn, muốn bãi bỏ nhiều quy định hơn, họ muốn khuyến khích các công chức phụ trách cấp phép và phân vùng tham gia giải quyết các yêu cầu còn đang tồn đọng.
Tất nhiên, họ đang cố gắng làm tốt nhất có thể trong những hoàn cảnh đầy thử thách, nhưng chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm từ điều này. Một trong những điều tôi muốn nói là nghiên cứu các thị trường khác và cách họ thực hiện việc cấp phép, quy trình.
Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam có thể tận dụng thời gian này thật tốt để xem những nước khác đang làm gì để không mắc phải những sai lầm tương tự.
Đặc biệt tôi cho rằng vấn đề về môi trường xanh hiện đang rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là từ Singapore, tôi nghĩ họ có một số bài học mà Chính phủ Việt Nam vì họ đã và đang làm rất tốt về bất động sản xanh. Nhưng tất nhiên, chúng ta luôn có thể yêu cầu họ làm nhiều hơn thế.
- Theo như kinh nghiệm từ quốc tế, ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài?
Tôi may mắn có thể đến đây và đầu tư. Tôi sở hữu một công ty ở đây. Tôi không cố gắng thay đổi Việt Nam. Tôi đang cố gắng xem khi tôi đến đây thì có thể mang tới những gì đã thành công trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam. Và trước đây tôi đã từng nghĩ rằng Việt Nam đã bắt kịp thế giới. Và bây giờ tôi nhận ra rằng, có một số điều vẫn có thể cải thiện được ở đây. Ví dụ như nền tảng bất động sản Proptech, mô hình co-working đang hoạt động hiệu quả ở đây, nhưng mô hình co-living vẫn chưa phát triển mạnh.
Như tôi đã nói, có nhiều điều Việt Nam đang làm rất tốt, nhưng cũng có rất nhiều điều mà họ có thể làm tốt hơn. Tôi nghĩ rằng đó là ESG (Environmental - Social – Governance) nghĩa Môi trường - Xã hội - Quản trị. Đây là một trong những bộ tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá rủi ro và thông lệ của các doanh nghiệp. Tất cả chúng ta đều đang học về năng lượng mặt trời về gió. Ở châu Âu, họ đã đi trước. Chúng ta có cơ hội bắt kịp họ nhưng chúng ta phải bắt đầu sớm.
- Xin cảm ơn ông.