Với mục đích phòng chống cháy nổ hiệu quả mà vẫn tiết kiệm, sơn chống cháy được đưa vào sử dụng. Với thành phần bao gồm các hợp chất chống cháy như: acrylic, epoxy,… và các loại phụ gia hóa chất khác. Sau khi phủ sơn là vật liệu cần chống cháy, sơn chống cháy sẽ trở thành lớp sơn bảo vệ giúp vật liệu tránh được tác động từ lửa.
Trong trường hợp hỏa hoạn, nó nở ra gấp 20-50 lần tạo ra một lá chắn, ngăn truyền nhiệt và bảo vệ vật liệu. Sơn chống cháy được thiết kế để bảo vệ cấu trúc chính của tòa nhà trong trường hợp hỏa hoạn.
Do đó, nếu đám cháy xảy ra sẽ có khả năng chịu nhiệt rất lâu, kéo dài thời gian lên đến 60-120 phút khi đám cháy xảy ra để lực lượng phòng cháy và chữa cháy kịp thời xử lý.
Sử dụng sơn chống cháy là một trong những cách tốt nhất, đặc biệt là trong các công trình nhà thép tiền chế, khu dân cư, công trình dân dụng. Vì nó góp phần hạn chế cháy lan nhanh, bảo vệ kết cấu tòa nhà.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại sơn chống cháy phổ biến:
Sơn chống cháy gốc dầu
Loại này được sử dụng phổ biến hơn vì sử dụng được cả trong nhà và ngoài trời. Nó có khả năng chống chịu tốt với môi trường thời tiết, sơn gốc dầu có khả năng chống thấm nước cao giúp bảo vệ công trình trong điều kiện thời tiết khó chịu của Việt Nam.
Sơn chống cháy gốc nước
Sơn gốc nước là loại sơn trong đó thành phần nước là dung môi chính, mang lại sự an toàn thân thiện với môi trường.