Báo động về tình trạng rò rỉ, thất thoát dữ liệu của doanh nghiệp

Thứ ba, 10/08/2021 23:35

Nhóm Bảo mật của IBM vừa công bố báo cáo toàn cầu về các thất thoát về chi phí do hành vi rò rỉ dữ liệu của doanh nghiệp trong năm 2020.

Qua đó, khảo sát đã cho thấy những thống kê đáng báo động về những tác hại của rò rỉ, thất thoát dữ liệu với doanh nghiệp cũng như khả năng ứng phó của các tổ chức với vấn nạn trên, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Theo đó, dựa trên các phân tích chuyên sâu về các hành vi rò rỉ dữ liệu thời gian thực của hơn 500 tổ chức trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, báo cáo chỉ ra các lỗi an ninh mạng ngày càng khiến doanh nghiệp thất thoát nhiều hơn, và khó khăn trong việc khắc phục.

Cụ thể, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thiệt hại trung bình tới 4,24 triệu USD chỉ riêng trong năm 2020, cao nhất trong 17 năm trở lại đây.

Lý giải cho sự thay đổi này là hầu hết các hoạt động vận hành của doanh nghiệp đã phải lập tức thay đổi để đối phó với đại dịch. Và điều này khiến cho chi phí cho xử lý các lỗi rò rỉ dữ liệu tăng tới 10% so với năm trước.

ĐẠI DỊCH BẤT NGỜ, DOANH NGHIỆP CHƯA KỊP CHUYỂN ĐỔI, THÍCH NGHI

Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng khắp toàn cầu, buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với các phương pháp tiếp cận công nghệ trong thời kỳ bình thường mới. Cụ thể, nhiều công ty khuyến khích hoặc yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà và có tới 60% các tổ chức ứng dụng sâu hơn các hoạt động dựa trên đám mây trong thời kỳ đại dịch.

Báo cáo của IBM còn cho thấy, bảo mật cũng có thể đã bị tụt hậu so với những thay đổi CNTT nhanh chóng đang diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân cản trở khả năng ứng phó của các tổ chức với các hành vi vi phạm, xâm phạm dữ liệu, thông tin.

Báo cáo về Chi phí vi phạm dữ liệu hàng năm, do Viện nghiên cứu Ponemon thực hiện khảo sát và được tài trợ, phân tích bởi IBM Security cho thấy, sự chuyển đổi nhanh chóng sang các hoạt động từ xa trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến những vi phạm dữ liệu tốn kém hơn.

Đáng chú ý, các vụ vi phạm có yếu tố làm việc từ xa có chi phí trung bình cao hơn 1 triệu USD so với các công việc không có yếu tố này (4,96 triệu USD so với 3,89 triệu USD).

Cuộc khảo sát còn cho thấy, các vi phạm dữ liệu trong ngành y tế tăng cao. Nhiều ngành nghề phải đối mặt với những thay đổi lớn trong thời kỳ đại dịch (chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, khách sạn, sản xuất và phân phối tiêu dùng).Đồng nghĩa, nhóm dịch vụ này phải chịu mức tăng đáng kể về chi phí vi phạm dữ liệu so với năm ngoái.

Cho đến nay, các vụ vi phạm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đạt mức cao nhất, tương đương 9,23 triệu USD cho mỗi sự cố, tăng 2 triệu USD so với năm trước.

Báo động về tình trạng rò rỉ, thất thoát dữ liệu của doanh nghiệp - Ảnh 1.

ảnh minh họa

THÔNG TIN ĐĂNG NHẬP BỊ XÂM PHẠM LÀ NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN NHẤT

Điều dễ nhận thấy là vi phạm dữ liệu có thể ngay lập tức làm tổn hại về tài chính cho một tổ chức. Việc bị mất hoặc bị đánh cắp dữ liệu sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của khách hàng cũng như những vấn đề về điều tra pháp lý và nỗ lực để phục hồi dữ liệu.

Theo nhóm nghiên cứu, việc thông tin đăng nhập bị xâm phạm là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc dữ liệu bị xâm phạm. Đồng thời, dữ liệu cá nhân của khách hàng (như tên, email, mật khẩu) là loại thông tin phổ biến nhất bị lộ trong các vụ vi phạm dữ liệu - chiếm 44% các vụ vi phạm.

Nguy hiểm hơn, sự kết hợp của các yếu tố này có thể gây ra hiệu ứng xoắn ốc, với việc rò rỉ, để lộ tên người dùng và mật khẩu đã cung cấp cơ hội cho kẻ tấn công để vi phạm dữ liệu bổ sung trong tương lai.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các phương pháp tiếp cận hiện đại như việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích bảo mật và mã hóa có thể giúp ngăn ngửa rủi ro và giảm thiểu chi phí, tiết kiệm cho các công ty từ 1,25 triệu USD đến 1,49 triệu USD so với những tổ chức không sử dụng triệt để những công cụ này. 

Bên cạnh đó, việc các tổ chức đã triển khai phương pháp tiếp cận đám mây lai sẽ khiến chi phí xử lý, khắc phục vi phạm dữ liệu thấp hơn (3,61 triệu USD) so với những tổ chức chủ yếu sử dụng đám mây công cộng (4,8 triệu USD); hoặc chủ yếu là phương pháp đám mây riêng (4,55 triệu USD).

LÀM VIỆC TỪ XA KHIẾN CÁC VỤ VI PHẠM, RÒ RỈ DỮ LIỆU PHỔ BIẾN HƠN

Có khoảng 20% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết làm việc từ xa là nguyên nhân dẫn tới các vụ vi phạm dữ liệu. Và hậu quả của các vi phạm này khiến doanh nghiệp thất thoát trung bình 4,96 triệu USD trong năm.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bị thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi lên Đám mây cũng chịu thiệt hại cao gấp 18,8% so với mức trung bình.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn toàn chuyển đổi "đám mây" có khả năng khắc phục sự cố nhanh hơn so với các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi. Cụ thể là quá trình này nhanh hơn trung bình tới 77 ngày. 

Theo nhóm nghiên cứu, việc dữ liệu bảo mật, thông tin cài đặt của khách hàng lỏng lẻo cũng chính là nơi tiềm ẩn nguy cơ dữ liệu cá nhân bị đánh cắp nhiều nhất. Lỗ hổng lớn nhất của các vụ thất thoát dữ liệu nằm ở chỗ khách hàng quá dễ dãi trong việc sử dụng lặp đi lặp lại tên đăng nhập và mật khẩu trên các ứng dụng khác nhau.

Báo động về tình trạng rò rỉ, thất thoát dữ liệu của doanh nghiệp - Ảnh 2.

Cụ thể, có tới 44% trong tổng số các vụ vi phạm là liên quan tới các dữ liệu cá nhân, bao gồm tên, email, mật khẩu và cả dữ liệu y tế cá nhân. Và hậu quả khi có sự cố là các tác vụ khắc phục xâm phạm dữ liệu cá nhân cần tới 250 ngày để khắc phục hoàn toàn.

Ngoài ra, điểm sáng trong báo cáo năm nay là ngày càng nhiều các doanh nghiệp tích cực ứng dụng tự động hoá bảo mật so với những năm trước.

Theo đó, các doanh nghiệp đã hoàn toàn ứng dụng tự động hoá bảo mật chịu mức chi phí vi phạm dữ liệu trung bình là 2,9 triệu USD, trong khi các doanh nghiệp chưa tự động hoá bảo mật chịu mức phí khổng lồ lên tới 6,71 triệu USD.

Đồng thời, các doanh nghiệp tổ chức có nhóm phản ứng sự cố chịu mức chi phí vi phạm dữ liệu trung bình là 3,25 triệu USD, Trong khi các doanh nghiệp không xây dựng hoặc triển khai nhóm phản ứng sự cố gánh mức chi phí thất thoát dữ liệu lên tới 5,71 triệu USD.

Cuộc khảo sát của Nhóm Bảo mật IBM (IBM Security) được thực hiện từ tháng 5/2020 tới tháng 3/2021, tương ứng với sau giai đoạn Việt Nam giãn cách toàn xã hội lần đầu tiên (T4/200) và trước khi Làn sóng COVID-19 thứ 4 xuất hiện trở lại ở nhiều tỉnh, thành phố năm 2021.

Báo cáo Chi phí vi phạm dữ liệu của IBM Security và Viện nghiên cứu Ponemon thực hiện dựa trên thống kê 100.000 vụ vi phạm dữ liệu thời gian thực của hơn 500 doanh nghiệp tổ chức trên khắp thế giới, trong đó có cả phần thống kê riêng cho khu vực Đông Nam Á.

Theo Tuấn Việt (nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn)

Core5 Việt Nam được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024”

Core5 Việt Nam được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024”

Doanh nhân 12:33

Core5 Việt Nam vừa được công nhận là “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất 2024” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 10.

ROX Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp

ROX Group được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp

Doanh nhân 12:32

Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX vừa được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” năm thứ hai liên tiếp.

Sống thời thượng chuẩn quốc tế tại Masteri Grand View

Sống thời thượng chuẩn quốc tế tại Masteri Grand View

Dự án 10:08

Masteri Grand View – phân khu cao tầng đầu tiên tại The Global City với thiết kế tinh tế và hệ tiện ích đẳng cấp, phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế.

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Dự án 10:04

MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia phát triển trong suốt 10 năm qua.

Gần 20.000 khán giả tham gia sự kiện khai phố mở hội tại The Global City

Gần 20.000 khán giả tham gia sự kiện khai phố mở hội tại The Global City

Dự án 15:45

Tuyến phố Art Ave tại SOHO chính thức khai trương, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển tại The Global City.

The OpusK – Mảnh ghép cuối cùng được mong chờ nhất The Metropole Thủ Thiêm

The OpusK – Mảnh ghép cuối cùng được mong chờ nhất The Metropole Thủ Thiêm

Dự án 15:44

The OpusK là biểu tượng của phong cách sống sang trọng và tinh tế, minh chứng cho tầm nhìn tiên phong về một nơi an cư đậm tinh thần hiện đại.

Người bán "những giấc ngủ ngon"

Người bán "những giấc ngủ ngon"

Doanh nhân 11:30

"Kinh doanh chăn ra gối nệm, trên hết, tôi muốn mang đến cho mọi người giấc ngủ ngon", ông Nguyễn Hữu Duy, Tổng Giám đốc CTCP Vạn Thiên Sa (Edena), chia sẻ.

Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy tại KCN Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy tại KCN Đông Nam Á Long An

Doanh nhân 13:36

Tập đoàn Đồng Tâm và QuickPack đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư để cho thuê đất trong Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An.

Intel ra mắt dòng vi xử lý Core Ultra thế hệ mới

Intel ra mắt dòng vi xử lý Core Ultra thế hệ mới

Số hóa 10:14

Intel giới thiệu dòng vi xử lý x86 tiết kiệm điện năng, Intel® Core™ Ultra (Series 2), gồm Intel® Core™ Ultra 200V Series và Intel® Core™ Ultra 200S Series.

CapitaLand Development ghi dấu ấn rực rỡ với 7.000 căn hộ ra mắt

CapitaLand Development ghi dấu ấn rực rỡ với 7.000 căn hộ ra mắt

Doanh nhân 14:35

Cùng 9 giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru 2024. Trong đó có giải "Nhà phát triển BĐS bền vững xuất sắc", chiến thắng cao nhất cho dự án DEFINE, The Orchard.

XEM THÊM