"Tỷ phú Shark Tank" Mark Cuban
Mark Cuban (sinh ngày 31/7/1958) là một doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ. Ông là chủ sở hữu của Dallas Mavericks của NBA, đồng sở hữu của 2929 Entertainment và chủ tịch của AXS TV. Ông cũng là một trong những nhà đầu tư "cá mập đẹp trai" chính trong loạt phim truyền hình thực tế của đài ABC - Shark Tank nước Mỹ. Theo Forbes, ông Cuban hiện sở hữu khối tài sản trị giá 4,5 tỷ USD.
Năm 2011, Cuban đã viết một cuốn sách "Làm thế nào để chiến thắng trong kinh doanh", trong cuốn sách đó ông đã ghi lại những kinh nghiệm của mình từ những thất bại cũng như bài học rút ra từ trong kinh doanh và đầu tư.
Cuban sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động, cha của ông làm công việc bọc ghế ôtô tại tiệm sửa xe trong làng còn mẹ làm các công việc lặt vặt "ai thuê gì thì làm nấy" kiếm sống, vị tỷ phú đã phải làm việc rất chăm từ độ tuổi thiếu niên trước khi đạt được thành công như bây giờ. "Có thời điểm, chẳng ai tin tưởng tôi sẽ làm nên trò trống gì. Tuy nhiên, tôi không quan tâm điều đó mà tập trung vào kiếm tiền", Cuban tâm sự.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Cuban đăng kí học tại Đại học Pittsburgh. Tuy nhiên chưa đầy 1 năm sau đó, ông chuyển đến Đại học Indiana ở Bloomington, Indiana và tốt nghiệp vào năm 1981 với bằng Cử nhân Khoa học về Quản lý .
Sau khi học xong đại học, ông đã chọn Trường Kinh doanh Kelley của Indiana để học lên thạc sĩ mà không cần đến thăm trường vì "nó có học phí rẻ nhất trong tất cả các trường kinh doanh trong danh sách top 10". Trong thời gian học đại học, ông đã có nhiều dự án kinh doanh khác nhau, bao gồm một quán cafe, quán sách…
Nhớ về thời sinh viên khốn khó, tỷ phú này còn không có đủ số tiền 200 USD trong người để mở một tài khoản ngân hàng. Vì quá khó khăn, ông phải sống trong một căn hộ tồi tàn rách nát thậm chí thiếu những thứ đồ dùng cơ bản nhất. Đến một cái nồi cơm điện còn là quá xa xỉ với ông thời bấy giờ.
"Đôi khi những điều tồi tệ xảy ra với bạn, đừng nản chí. Hãy đứng dậy, tiếp tục nỗ lực làm việc và làm điều tốt nhất có thể. Nghĩ tới gia đình, vợ và các con của tôi chính là động lực để tôi vượt qua khó khăn", Mark Cuban nói tại buổi hỏi đáp với sinh viên Đại học Oxford.
Trước khi trở thành tỷ phú vào năm 1999, Cuban đã nổi tiếng trên chương trình thực tế Mỹ Shark Tank, ông chia sẻ đã trải qua nhiều thất bại. "Việc bạn đã thất bại bao nhiêu lần trong quá khứ chẳng quan trọng. Bạn chỉ cần đúng một lần, sau đó, ai cũng sẽ nói bạn thật may mắn", ông Cuban nói trên chương trình "Pardon My Take".
Theo tỷ phú Cuban, mọi người chỉ tập trung vào những thành công lớn của ông, từ việc bán startup MicroSolutions vào năm 1990 cho công ty CompuServe với giá 6 triệu USD, tới thương vụ bán Broadcast.com cho Yahoo vào năm 1999 với giá 5,7 tỷ USD bằng cổ phiếu. Không ai nói về nhưng lần vấp ngã ban đầu của ông.
Trong suốt giai đoạn kể từ khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán, ông tự tin đều có thành công rực rỡ với tỷ suất sinh lời trên 26%/năm. Ông tin tưởng rằng con đường dẫn tới thành công đích thực trên thị trường chứng khoán đó là cống hiến toàn bộ thời gian và tâm trí cho công việc này bởi đây là một môi trường đầy những thách thức to lớn.
Nếu như dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu về chứng khoán, nhà đầu tư sẽ tìm ra được những quy luật của chu kỳ thị trường và cổ phiếu. Ông cho rằng thị trường chứng khoán không quyết định sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nhưng lại phản ánh bộ mặt của nền kinh tế.
Khả năng hiểu và đưa ra quyết định phù hợp với xu hướng thị trường là một kỹ năng bắt buộc. Cuban tin rằng giá cổ phiếu phản ánh sự thật về nền kinh tế và rằng tâm lý quá lạc quan, được thấy rõ khi giá cổ phiếu tăng cao, thậm chí nguy hiểm hơn so với tâm lý bi quan bởi vì khi quá lạc quan bạn sẽ không thận trọng nữa.
Những lời khuyên cụ thể trong đầu tư mà ông chia sẻ như sau:
Thuộc lòng nguyên tắc số 1 của Cuban khi cảm thấy thị trường bất ổn
Trong những thời kỳ bất ổn của thị trường cổ phiếu, tỷ phú Mark Cuban cho biết bản thân luôn tuân theo điều mà ông cho là nguyên tắc đầu tư số một: "Khi không biết phải làm gì thì đừng làm gì hết".
"Nếu không thực sự hiểu rõ những rủi ro của khoản đầu tư mà bạn định rót tiền thì tốt hơn là không nên làm gì", ông viết trong một blog đăng tải vào năm 2010.
Theo tạp chí Forbes, thị trường chứng khoán lao dốc vì giá dầu giảm mạnh và cổ phiếu Trung Quốc bị bán tháo vào giai đoạn cuối năm 2016. Mặc dù tình hình thị trường khi đó khác với đợt bán tháo do dịch Covid vừa qua, vị tỷ phú vẫn tuyệt đối tuân theo nguyên tắc trên, ông nói với CNBC Make It vào ngày 9/3, thời điểm Dow Jones mất hơn 2.000 điểm.
Cuban cho biết để tăng thanh khoản, ông đã bán tất cả cổ phiếu của mình, ngoại trừ Amazon, Netflix và Twitter, trong đợt thị trường cổ phiếu Mỹ liên tục lập kỷ lục hồi giữa tháng 2.
Còn trong đợt bán tháo do dịch Covid năm nay, nhà đầu tư của chương trình Shark Tank Mỹ đã không mua bất kỳ cổ phiếu nào vì tính bất ổn của thị trường. "Tôi sẽ không vội vàng mua bất kỳ cổ phiếu nào cho tới khi tôi tìm hiểu công ty đó và biết rằng cổ phiếu của họ bị định giá sai...".
Nhìn thật kĩ báo cáo tài chính trong 5 năm liên tiếp để ra quyết định lựa chọn
Theo ông, một cổ phiếu được chọn khi báo cáo tài chính 5 năm liên tiếp tới thời điểm khuyến nghị trên báo cáo đều phải có lãi, không năm nào có lỗ.
Nếu trong vòng 5 năm trước công ty có lợi nhuận sụt giảm tại năm nào đó thì nó phải đạt được mức cổ tức cao nhất trong năm gần nhất. Điều này chứng tỏ công ty đang thật sự có động lực để tăng trưởng
Biết giới hạn khả năng chịu rủi ro
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, theo ông các nhà đầu tư thành công đều nắm rõ họ đang dùng tiền vào việc gì, và tối đa khoản lỗ phải chịu là bao nhiêu. Đưa ra một con số dữ liệu rõ rang ngay từ đầu sẽ các nhà đầu tư lựa chọn được phương hướng đầu tư đúng đắn.
Một khi các nhà đầu tư biết được mục tiêu của mình, họ có thể lựa chọn những cách đầu tư phù hợp. Ví dụ, một người có số vốn 10 triệu USD muốn thu về 8 triệu USD vào cuối năm, anh ta sẽ đổ 70% vào kênh an toàn, và 30% để đầu tư mạo hiểm.
Nguyên tắc này có thể áp dụng cho mọi cấp độ đầu tư. Theo như một nhà phân tích chia sẻ: "Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu chấp nhận rủi ro cao hơn. Nhưng bạn cũng cần biết giới hạn chịu lỗ của mình là bao nhiêu. Hãy đi theo nguyên tắc phân bổ 7-3".