2010 là năm quan trọng với Mark Zuckerberg. Ông được tạp chí Time bình chọn là nhân vật có ảnh hưởng năm, bảy năm sau khi Facebook thành lập. Cùng trong năm 2010, bộ phim The Social Network kể về quá trình thành lập Facebook đã được đề cử ba giải Oscar. Tuy nhiên, Zuckerberg khẳng định nhiều chi tiết trong phim không chính xác. Ảnh: Time.
Năm 2011, Mark Zuckerberg và bạn gái Priscilla Chan chuyển tới định cư ở Palo Alto, thuộc thành phố San Francisco (bang California). Ông đã chi 50 triệu USD mua bốn ngôi nhà, gồm một ngôi nhà để ở và bốn ngôi nhà xung quanh để bảo mật. Cả hai nhận nuôi chú chó tên Beast. Ảnh: Business Insider.
2012, Facebook đạt thỏa thuận thâu tóm Instagram trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 5/2012, Facebook phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, giá niêm yết ở mức 38 USD/cổ phiếu. Cùng trong năm đó, nhà đồng sáng lập Facebook kết hôn với bạn gái lâu năm Priscilla Chan, sau khi bà tốt nghiệp Tiến sĩ ngành y. Cặp đôi này đã hưởng tuần trăng mật ở Rome. Ảnh: Fortune.
Vào năm 2013, một hacker mũ trắng cố gắng báo cáo lỗi bảo mật cho Facebook. Do không được phản hồi, hacker này đã truy cập tài khoản và đăng lỗi lên trang cá nhân của ông chủ Facebook. Ảnh: RT.
Năm 2014, Mark Zuckerberg đã chi 100 triệu USD cho hai khu đất ở Hawaii, gồm một bãi biển và một đồn điền mía cũ. Thỏa thuận mua bán này đã gây ra phản ứng dữ dội trong cộng đồng người dân địa phương. Cùng trong năm 2014, Facebook phải đối mặt với rắc rối khi The Guardian tiết lộ công ty thực hiện các bài kiểm gia tâm lý trái phép trên 70.000 người dùng vào năm 2012. Theo đó, mạng xã hội đã cố tình loại bỏ một số từ nhất định để kiểm tra phản ứng của người dùng với bài đăng. “Đây là một phần của công tác nghiên cứu và thử nghiểm các sản phẩm khác nhau. Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi chưa từng cố ý làm các bạn thất vọng”, Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành Facebook giải thích. Ảnh: Mirror.
Maxima Chan Zuckerberg, con gái đầu lòng của Mark Zuckerberg và Priscilla Chan ra đời năm 2015. Để kỷ niệm, vợ chồng Zuckerberg đã thành lập quỹ Chan Zuckerberg Initiative, cam kết dành 99% cổ phần của họ tại Facebook (45 tỷ USD) để “thúc đẩy tiềm năng và bình đẳng”. Ảnh: France24.
2016 là năm khó khăn với Facebook. Mạng xã hội phổ biến nhất thế giới đã gây tranh cãi khi xóa bức ảnh “Em bé Napalm” biểu tượng của Chiến tranh Việt Nam, chặn video biểu tình của chống dự án ống dẫn dầu gây ô nhiễm của thổ dân Bắc Dakota. Hàng hoạt sự cố tương tự khiến người dùng nghi ngờ về chính sách kiểm duyệt nội dung của Facebook. Trong hình là bức ảnh "Em bé Napalm" của tác giả Nick Ut.
Facebook cũng phải chịu trách nhiệm cho thông tin sai lệch phát tán xunh quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đặc biệt thống kê Buzzfeed chỉ ra lượng tin giả trên Facebook vượt trội so với tin thật. Mark Zuckerberg đã phải đăng lên trang cá nhân lời xin lỗi và công khai kế hoạch cải thiện hệ thống kiểm duyệt. Ảnh: Yahoo News.
Đến tháng 11/2016, Buzzfeed và Bloomberg đưa tin Facebook đã dành nửa năm 2016 để mua Musical.ly, tiền thân của mạng xã hội video ngắn TikTok. Sự quan tâm của Mark Zuckerberg đối với công ty có trụ sở tại Trung Quốc khiến nhiều người nghi ngờ về chỉ trích của ông nhằm vào TikTok. Ảnh: Tech Crunch.
Năm 2017, Mark và Chan Zuckerberg có con gái thứ hai Augustus Chan Zuckerberg, tên đặt theo vị hoàng đế đầu tiên của đế quốc La Mã Agustus Ceasar. Ảnh: Business Insider.
Năm 2018, New York Times và The Guardian đã phanh phui vụ bê bối Cambridge Analytica, khiến dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng Facebook bị lạm dụng cho mục đích chính trị. Sau khi thông tin này được công bố, Mark Zuckerberg đã phải ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2018. Cùng trong năm đó, Liên Hợp Quốc cáo buộc Facebook đóng vai trò chính trong việc lan truyền nội dung thù địch để thúc đẩy cuộc diệt chủng người thiểu số Rohingya ở Myanmar. Yanghee Lee, điều trang viên của Liên Hợp Quốc cho biết: “Tôi sợ rằng Facebook giờ đây đã biến thành một con quái vật và không còn như mục đích ban đầu của nó”. Ảnh: Verdict.
Năm 2019, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) phạt Facebook 5 tỷ USD vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Đây là mức phạt kỷ lục đối với một công ty công nghệ. Vào tháng 10/2019, Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền mã hóa Libra. Sau đó, Mark Zuckerberg một lần nữa phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về tác động và quy định dành cho tiền mã hóa. Một tháng sau, hơn 4.000 trang tài liệu nội bộ của Facebook rò rỉ từ vụ kiện phơi bày hành vi cắt quyền truy cập dữ liệu của nhà phát triển, tính phí đối với các đối tác truy cập dữ liệu người dùng và theo dõi vị trí người dùng Android. Gần đây nhất, Facebook bị các chính trị gia Mỹ chỉ trích vì mạng xã hội không kiểm chứng nội dung quảng cáo chính trị. Công ty được cho là sẽ tiếp tục bị điều tra trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào năm 2020. Ảnh: France24.