5 tỷ phú mất nhiều tiền nhất phải chứng kiến 36,7 tỷ USD tài sản "bốc hơi"
Forbes đã phân tích giá trị tài sản của 2.200 tỷ phú thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 28/12/2018 đến ngày 13/12/2019 để đưa ra bảng xếp hạng tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất và mất nhiều tiền nhất năm 2019.
Theo đó, trong khi 5 tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất kiếm được tổng cộng 112 tỷ USD thì 5 tỷ phú mất nhiều tiền nhất lại phải chứng kiến 36,7 tỷ USD tài sản "bốc hơi".
1. Azim Premji
Tài sản sụt giảm: 14,1 tỷ USD
Tổng giá trị tài sản ròng: 7,2 tỷ USD
Vào giữa tháng Ba, ông trùm công nghệ Ấn Độ Premji tuyên bố đã chuyển số lượng cổ phần trị giá 7,5 tỷ USD trong công ty gia công phần mềm Wipro Limited sang quỹ từ thiện mang tên ông. Động thái này đã giúp ông trở thành tỷ phú hào phóng nhất lịch sử Ấn Độ với tổng số tiền dành cho hoạt động từ thiện lên 21 tỷ USD nhưng đồng thời, cũng khiến tổng giá trị tài sản của ông sụt giảm mạnh.
Năm 1966, sau khi cha mất, Premji đã bỏ dở việc học tại Đại học Stanford để trở về Ấn Độ tiếp quản công việc kinh doanh dầu ăn của gia đình. Dưới sự điều hành của ông công ty gia đình này dần chuyển sang gia công phần mềm và mở rộng hoạt động kinh doanh thành tập đoàn Wipro (doanh thu 8,5 tỷ USD năm 2019). Mãi đến năm 2000, ông mới tốt nghiệp Stanford.
Tổng giá trị tài sản ròng: 660 triệu USD Tổng giá trị tài sản ròng: 109,7 tỷ USD
2. Jeff Bezos
Tài sản sụt giảm: 13,1 tỷ USD
Tổng giá trị tài sản ròng: 109,7 tỷ USD
Hồi tháng Giêng, Jeff Bezos và vợ, MacKenzie tuyên bố ly hôn sau 25 năm kết hôn. Như một phần của thỏa thuận ly hôn, người sáng lập và CEO của Amazon Bezos đã chuyển 25% cổ phần đang sở hữu trong công ty cho bà MacKenzie (tương đương 4% cổ phần của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon).
Sau khi việc chuyển nhượng được hoàn tất vào tháng Bảy, Forbes ước tính giá trị ròng của Bezos đã giảm 36,8 tỷ USD. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, giá cổ phiếu Amazon đã không ngừng tăng kéo tài sản sụt giảm của ông so với năm trước còn hơn 13 tỷ USD.
Tổng giá trị tài sản ròng: 2,8 tỷ USD
3. Subhash Chandra
Tài sản sụt giảm: 3,4 tỷ USD
Tổng giá trị tài sản ròng: 660 triệu USD
Chủ tịch tập đoàn truyền thông Ấn Độ Essel Group Subhash Chandra đã có một năm 2019 đen đủi. Hồi tháng Giêng, truyền thông Ấn Độ đưa tin Essel đã liên kết với một công ty đang bị Văn phòng điều tra các vụ gian lận lớn của Ấn Độ kiểm tra vì các giao dịch đáng ngờ. Mặc dù đã phủ nhận các cáo buộc này nhưng hoạt động kinh doanh của Essel đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Kể từ đầu tháng Giêng, giá cổ phiếu của Zee Entertainment Enterprises, một trong những công ty truyền thông thuộc sở hữu của Essel đã giảm mạnh 41%. Một công ty khác của Tập đoàn Essel là Dish TV India cũng lâm vào cảnh chật vật và giá cổ phiếu của công ty này đã giảm 65% trong cùng khoảng thời gian.
Essel Group đã buộc phải thoái bớt vốn ở một số công ty để trả nợ, chẳng hạn như đã bán 11% cổ phần của Zee Entertainment Enterprises cho Quỹ Invesco Oppenheimer hồi tháng Bảy với giá hơn 600 triệu USD.
4. Travis Kalanick
Tài sản sụt giảm: 3,1 tỷ USD
Tổng giá trị tài sản ròng: 2,8 tỷ USD
Thương vụ IPO Uber là một trong những vụ IPO được mong đợi nhất trong năm nay nhưng nó đã trở thành "bom xịt" của thị trường chứng khoán Mỹ. Cổ phiếu của Uber đã giảm hơn 30% kể từ khi ra mắt công chúng vào hồi tháng Năm. Điều này đã đẩy giá trị tài sản ròng của cựu CEO Uber Travis Kalanick, người sở hữu khoảng 8,6% cổ phần Uber giảm mạnh.
Ngoài ra, Kalanick cũng đã bán gần 90% cổ phần sở hữu tại Uber kể từ khi kết thúc thời kỳ giới hạn (lockup) vào đầu tháng 11. Mỗi lần bán ra, với tổng giá trị cổ phiếu hơn 2 tỷ USD, Kalanick đều phải trả thuế thu nhập theo luật của bang và tiểu bang, điều này cũng khiến tài sản của ông hao hụt không ít.
Kalanick, người đồng sáng lập Uber năm 2009, đã từ chức CEO vào tháng 6/2017 sau một loạt vụ bê bối nhưng vẫn là thành viên hội đồng quản trị.
5. Yan Zhi
Tài sản sụt giảm: 3 tỷ USD
Tổng giá trị tài sản ròng: 2,1 tỷ USD
Vào tháng Tám, tập đoàn thương mại Zall Smart của Yan Zhi đã công bố báo cáo lợi nhuận sụt giảm 74% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2019. Trong một lá thư gửi cổ đông hồi tháng Chín, Yan Zhi, Đồng chủ tịch Zall Smart thừa nhận tập đoàn đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn do diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới đã gia tăng áp lực đối với nền kinh tế trong nước.
Zall Smart được thành lập năm 1996 với tư cách là công ty phát triển các trung tâm mua sắm và sau đó tham gia vào thương mại điện tử cũng như bán buôn, hậu cần và kho bãi.