Cố CEO Apple Steve Jobs
Steve Jobs chính là ví dụ điển hình nhất. Sau khi rời Apple, ông đã dành nhiều năm cho startup NeXT trước khi quay lại giữ chức CEO Apple. Gần đây nhất, đồng sáng lập Uber Travis Kalanick cũng bị đá khỏi công ty sau nhiều tai tiếng về tình dục.
Tất nhiên họ không phải những nhà sáng lập duy nhất bị đuổi khỏi công ty do chính mình dày công xây dựng. Đây là 8 nhân vật như thế do trang Business Insider tổng hợp lại.
1. Steve Jobs (Apple)
1. Steve Jobs (Apple)
Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất trong lịch sử Apple là khi đồng sáng lập Steve Jobs bị sa thải vào năm 1985 do bất đồng chính kiến với CEO lúc ấy là John Sculley. 12 năm sau, Apple mua lại startup về máy tính NeXT Computer do chính Jobs thành lập, đưa ông trở lại Táo khuyết.
Chỉ vài tháng sau khi quay lại, Jobs đã "hất cẳng" CEO Gil Amelio để lên nắm quyền vào năm 1997, và phần còn lại đã trở thành lịch sử.
2. Travis Kalanick (Uber)
2. Travis Kalanick (Uber)
Đồng sáng lập Uber Travis Kalanick đã rời công ty vào tháng 7/2017 sau một loạt tai tiếng - từ chiến dịch #DeleteUber chứng kiến 200.000 người gỡ bỏ ứng dụng đến các cáo buộc về văn hóa từ cựu kỹ sư Susan Fowler.
Dưới sức ép từ hội đồng quản trị, Kalanick đã từ chức CEO Uber vào tháng 7/2017. Từ đó đến nay, Kalanick đã tham gia nhiều khoản đầu tư khác nhau.
3. Jack Dorsey (Twitter)
3. Jack Dorsey (Twitter)
Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006 cùng với Ev Williams. Tuy nhiên sau đó 2 năm, Williams sa thải Dorsey khỏi vị trí CEO dù anh chính là người nảy ra ý tưởng cho Twitter ngay từ đầu.
Sau khi rời Twitter, Dorsey tạo ra Square vào năm 2009, nền tảng thanh toán di động được định giá lên đến 31 tỷ USD. CEO Facebook Mark Zuckerberg thậm chí từng muốn "chiêu mộ" Dorsey.
Năm 2015, Dorsey trở lại Twitter với tư cách CEO tạm quyền thay cho Dick Costolo. Thời gian anh làm CEO tạm quyền không lâu trước khi trở thành CEO chính thức.
4. Parker Conrad (Zenefits)
4. Parker Conrad (Zenefits)
Năm 2013, Parker Conrad thành lập Zenefits, công ty cung cấp phần mềm điện toán đám mây giúp doanh nghiệp xử lý nguồn nhân lực. Dù vậy Conrad đã rời công ty sau những bê bối về nghi ngờ bán bảo hiểm không giấy phép ở một số bang.
Sau khi rời Zenefits, Conrad vẫn tiếp tục trong lĩnh vực startup với việc thành lập Rippling vào năm 2017.
5. Palmer Luckey (Oculus)
5. Palmer Luckey (Oculus)
Palmer Luckey là 1 trong số 5 nhà sáng lập Oculus, công ty công nghệ chuyên về thực tế ảo đã bị Facebook mua lại. Tháng 3/2017, Luckey rời khỏi cả 2 công ty không lâu sau cáo buộc hỗ trợ một nhóm tạo meme chống lại ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.
Năm 2017, Luckey thành lập Anduril (được đặt tên theo thanh kiếm ma thuật trong phim Lord of the Rings) với nhiệm vụ tạo ra bức tường biên giới "ảo" giữa Mỹ và Mexico, sử dụng trí tuệ nhân tạo để bảo vệ chính phủ.
6. Andrew Mason (Groupon)
6. Andrew Mason (Groupon)
Nhà sáng lập website mua chung Groupon đã bị sa thải vào năm 2013. Website này tạo tiếng vang ngay khi mới thành lập, nhưng đã khiến các nhà đầu tư thất vọng sau đợt IPO đầu tiên, sau đó không lâu thì Mason bị sa thải.
Sau khi bị đá khỏi Groupon, Mason nhanh chóng thành lập Detour, startup cung cấp dịch vụ du lịch bằng âm thanh trên smartphone. Năm ngoái, Detour bị mua lại bởi hãng âm thanh Bose.
7. Jerry Yang (Yahoo)
7. Jerry Yang (Yahoo)
Năm 2007, Jerry Yang trở thành CEO Yahoo, 12 năm sau khi sáng lập công ty. Năm 2008, Yang từ chối bán Yahoo cho Microsoft khiến cổ phiếu công ty lao dốc. Áp lực từ hội đồng quản trị buộc Yang rời Yahoo.
8. Martin Eberhard (Tesla)
8. Martin Eberhard (Tesla)
Năm 2007, đồng sáng lập kiêm CEO Tesla lúc ấy là Eberhard chia sẻ mình đã nhận cú điện thoại từ Elon Musk nói rằng hội đồng quản trị sẽ không còn sự góp mặt của ông sau một cuộc họp kín. Người tạm thời thay thế ông sau đó là Michael Marks.