Vì sao doanh nghiệp Mỹ chưa chịu đi khỏi Trung Quốc?

Thứ bảy, 07/09/2019 10:27

Dù áp lực gia tăng chi phí từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng đè nặng, 87% doanh nghiệp Mỹ vẫn không có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc. Và họ có lý do cho quyết định này.

Dù áp lực gia tăng chi phí từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng đè nặng, 87% doanh nghiệp Mỹ vẫn không có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc. Và họ có lý do cho quyết định này. 

Vì sao doanh nghiệp Mỹ chưa chịu đi khỏi Trung Quốc? - Ảnh 1.

Một xưởng sản xuất thú nhồi bông tại Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Với hàng loạt mức thuế tăng thêm đổ ập xuống từ cuộc chiến thương mại, doanh nghiệp Mỹ đang ngày càng trở nên bi quan về viễn cảnh làm ăn tại Trung Quốc.

Thế nhưng, theo một nghiên cứu mới của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung được công bố ngày 26-8, có đến 87% doanh nghiệp Mỹ nói họ vẫn chưa và không có kế hoạch di dời cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc.

Đề tìm hiểu nguyên nhân đằng sau thực tế này, Đài NPR (Mỹ) ngày 30-8 đã phỏng vấn giám đốc điều hành Jay Foreman của Basic Fun, một hãng đồ chơi Mỹ đang đặt hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.

Theo ông Foreman, Trung Quốc hiện đang cung cấp khá nhiều lợi ích phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ như nguồn lao động tay nghề cao, cơ sở hạ tầng tốt, chế độ quản lý an toàn và chất lượng, và cả hệ thống giao thông liên lạc đều tuyệt vời.

Ông giải thích rằng về cơ bản, hệ thống sản xuất phục vụ công nghiệp nhẹ ở đây đã được phát triển suốt 30 năm.

Đây cũng là lý do ông Foreman cho rằng việc di dời hoạt động sản xuất tới một quốc gia khác là rất khó.

"Điển hình, nếu chúng tôi đến Việt Nam, một đất nước cũng rất tuyệt cho ngành sản xuất, quốc gia này chỉ bằng 10% quy mô của Trung Quốc", ông nói.

Ông Foreman giải thích đây là điều sẽ làm vật giá tăng cao, giá thuê cũng tăng. Do đó, sản phẩm sẽ mất mức giá cạnh tranh như khi được sản xuất tại Trung Quốc.

Trong khi đó, Ấn Độ lại có cơ sở hạ tầng kém phát triển, dù có quy mô dân số cũng khá lớn. Tại đây, quy trình sản xuất, ít nhất đối với ngành công nghiệp đồ chơi, cũng chưa được phát triển. Vị lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cho rằng phải mất 10-15 năm để xây dựng hệ thống này tại Ấn Độ.

"Quay về Mỹ cũng không phải lựa chọn khả thi vì chúng tôi không có nguồn lao động tại đây. Tổng thống đang đóng cửa biên giới trước lao động tay nghề thấp. Vậy ai sẽ làm sản phẩm đây?", ông nói thêm.

Ngoài ra, vấn đề được ông Foreman nhận định còn nằm ở chỗ nếu chiến tranh thương mại kết thúc, việc di dời sẽ trở nên vô nghĩa. Lấy ví dụ nếu di dời sản xuất tới Ấn Độ, ông cho rằng ông Trump "sẽ chốt thỏa thuận với Trung Quốc trong khoảng 6 đến 12 tháng nữa".

Dù ông Trump không tái đắc cử, ông Foreman nghĩ một người khác cũng sẽ chốt được thỏa thuận "trong khi tất cả mọi người di dời chuỗi sản xuất tới Ấn Độ, và Ấn Độ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo".

Theo Nguyên Hạnh (tuoitre.vn)

The Solia dự án chuẩn pháp lý được người mua mong đợi

The Solia dự án chuẩn pháp lý được người mua mong đợi

Dự án 21:58

The Solia không chỉ là cơ hội cho nhà đầu tư mà còn là lời khẳng định cho một chuẩn mực sống mới tại cửa ngõ Tây Nam TP HCM.

The Legend Danang – tuyệt tác sống mới kề bên cầu rồng

The Legend Danang – tuyệt tác sống mới kề bên cầu rồng

Dự án 12:45

The Legend Danang là sự giao thoa hoàn hảo giữa thiên nhiên hùng vĩ, kiến trúc tinh tế và phong cách sống đẳng cấp.

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt dây chuyền bao bì Tetra Recart® đầu tiên tại Việt Nam

Doanh nhân 17:08

Tetra Pak hợp tác cùng Doveco chính thức khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam.

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Cơ hội đón sóng khi quỹ đất ven sông dần cạn kiệt

Thị trường 15:54

Khi quỹ đất ven sông tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, dòng vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển về vùng ven còn nhiều tiềm năng như Diễn Châu (Nghệ An).

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Dự án 13:37

Khi thành phố trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, một làn sóng bất động sản mới nổi lên

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Thực hành ESG tại Gamuda Land Việt Nam

Dự án 10:36

Không chỉ là tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản, Gamuda Land còn là một doanh nghiệp tiên phong thực hiện ESG (Enviromental–Social–Gorvernance).

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

“Resort tại gia” – Chuẩn sống mới của giới nhà giàu

Dự án 10:14

"Home resort" đang dần trở thành lựa chọn của giới nhà giàu bởi chất lượng trải nghiệm và chiều sâu cảm xúc.

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Phía Tây bứt tốc: Bình Chánh vươn lên trong cuộc tái cấu trúc đô thị

Dự án 10:23

Trung tâm TP HCM (Quận 1, Quận 3) đang trở nên quá tải, sự nổi lên của các “trung tâm mới” là một điều tất yếu để tái cấu trúc đô thị hiện đại.

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Cuộc sống tiện nghi trong không gian yên bình tại The Meadow

Dự án 08:15

The Meadow sở hữu không gian xanh bình yên cùng những tiện nghi chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư văn minh.

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Gamuda Land Việt Nam mở rộng danh mục dự án tại 2 miền Bắc - Nam

Dự án 13:23

Gamuda Land - một tên tuổi uy tín trong lĩnh vực bất động sản quốc tế - tiếp tục khẳng định cam kết đầu tư lâu dài và mạnh mẽ tại Việt Nam.

XEM THÊM