TP.HCM: Bất động sản không còn là “mảnh đất màu mỡ“

Thứ tư, 11/07/2018 15:27

Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn TP HCM sụt giảm mạnh so với cùng kỳ cho thấy, thị trường địa ốc TP HCM không còn là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới sụt giảm mạnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 gửi UBND TP HCM. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2018, TP HCM đã có 21.487 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 248.987 tỉ đồng (bằng 107,2% số lượng doanh nghiệp và bằng 91,5% vốn đăng ký so cùng kỳ). Ngoài ra, có 32.414 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 225.805 tỉ đồng.

Về lĩnh vực, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 37,1%, tiếp theo là xây dựng chiếm 10,4%, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiến 9,8%, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,6%, hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 7%.

Dù có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thấp, nhưng hoạt động kinh doanh bất động sản lại có số vốn đăng ký chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 46% (so với cùng kỳ, giảm 41% về số doanh nghiệp và giảm 57% về số vốn đăng ký mới), tiếp theo là bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,3%, xây dựng chiếm 12%, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 5%, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 4,5%.

Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho rằng, việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đăng ký thành lập mới giảm mạnh được cho là đến từ tác động của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2018 có dấu hiệu chững lại.

Thêm vào đó, việc năm 2017 chỉ riêng TP HCM đã có 2.529 doanh nghiệp bất động sản với tổng vốn đăng ký là 266.866 tỉ đồng được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp bất động sản lên đến 6.939 doanh nghiệp cũng tạo sức ép cạnh tranh lớn lên thị trường.

"Với việc năm 2017 có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản được thành lập mới, trong khi lượng hàng lại không đủ để các doanh nghiệp bán và gánh nặng chi phí đã tạo ra cuộc thay đổi trong phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, thay vì phát triển thêm công ty con, các doanh nghiệp tập trung dòng vốn vào doanh nghiệp mẹ để phát triển thị trường và doanh nghiệp", ông Sử Ngọc Anh cho biết.

Cũng theo ông Sử Ngọc Anh, trái ngược với sự sụt giảm mạnh số doanh nghiệp bất động sản mới thành lập, trong 6 tháng đầu năm nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào thị trường bất động sản TP HCM.

TP.HCM: Bất động sản không còn là “mảnh đất màu mỡ“ - Ảnh 1.

Thị trường căn hộ chung cư TP.HCM chững lại trong6 tháng đầu năm nay. Ảnh: Lê Toàn

Cụ thể, trong 6 tháng qua, TP HCM cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 483 dự án có vốn nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 486,53 triệu USD (bằng 128,8% số dự án cấp mới và bằng 121,8% vốn đầu tư so với cùng kỳ).

Ngoài ra, có 1.421 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 3,28 tỷ USD (tăng 34,6% về số trường hợp và tăng 53,7% về vốn đầu tư so với cùng kỳ).

Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực có vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm 43%, tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 21,5%, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 8,7%...

Lướt sóng chung cư không còn dễ

Một trong những lý do khiến số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay một phần đến từ sự chững lại của thị trường, đặc biệt là phân khúc chung cư sau khi bị ảnh hưởng tâm lý từ các vụ cháy hồi tháng 3.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, nhà đầu tư thứ cấp chuyên nghiệp tại TP HCM cho biết, trong giai đoạn 2005 - 2015, phân khúc chung cư là mảnh đất màu mỡ cho nhà đầu tư rót tiền vào kiếm lợi nhuận. Trước đây, để có thể mua được một căn hộ chung cư, khách hàng, nhà đầu tư phải xếp hàng mốc thăm và phải đặt cọc tiền ngay, mà không có quyền được lựa chọn căn đẹp, căn xấu. Khi đó, nếu nhà đầu tư nào may mắn mua được căn hộ, lọi nhuận sẽ tăng lên từng ngày. Làn sóng đầu tư căn hộ sau đó chuyển từ lướt sóng kiếm lời, sang xu hướng mua căn hộ để đầu tư cho thuê.

Tuy nhiên, giờ đây, phân khúc này không còn là "mảnh đất màu mỡ" cho nhà đầu tư thứ cấp kiếm lời, bởi lượng cung quá lớn, đem lại nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư, trong khi thị trường biến động lớn, không dễ để lướt sóng như trước. Bên cạnh đó, việc ngân hàng tăng lãi suất cho vay, cũng như giá nhà cho thuê giảm mạnh, khiến phân khúc này kém hấp dẫn với nhà đầu tư.

"Hiện đang còn nhiều nhà đầu tư thứ cấp mắc kẹt với phân khúc chung cư. Bản thân tôi hiện đang kẹt 3 căn chung cư tại quận 4, quận 2 và quận 9. Ba căn hộ này tôi mua từ năm 2016 và 2017, nhưng tới nay, dù dự án đã bàn giao mà vẫn không thể bán được, bởi chủ đầu tư còn chưa bán hết hàng, thì sao hàng của mình có thể ra", ông Tuấn nói.

TP.HCM: Bất động sản không còn là “mảnh đất màu mỡ“ - Ảnh 2.

Nhà đầu tư thứ cấp vẫn là lượng khách hàng lớn với các dự án chung cư.

Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), lượng hàng tồn kho tại các chung cư đã đi vào hoạt động tại thị trường TP.HCM hiện chiếm khoảng 10%. Trong đó, nhiều chung cư dù bàn giao nhà cho khách hàng từ năm 2017, nhưng tỷ lệ người dân vào ở rất thấp. Chỉ cần quan sát vào ban đêm số cửa sổ sáng đèn ở chung cư là có thể thấy được tỷ lệ người dân ở tại các chung cư là bao nhiêu.

Đại diện một chủ đầu tư lớn chuyên phát triển phân khúc chung cư tại TP HCM cho biết, thực trạng nhà đầu thư thứ cấp không còn mặn mà với phân khúc chung cư là có thật. Ngay như dự án tại quận 2 của doanh nghiệp ông, dù bán năm 2016, nhưng tới nay, khi dự án đang bàn giao, mà vẫn phải chạy quảng cáo. Theo vị này, khách hàng mua nhà tại dự án này đa phần là ở thực, trong khi dự án thuộc phân khúc cao cấp với đối tượng khách hàng nhắm tới trước đây là nhà đầu tư thứ cấp mua để đầu tư cho thuê lại.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, hiện tượng nhà đầu tư thứ cấp hờ hững với thị trường chung cư đã xuất hiện từ năm 2016. Đây là điều có thể đoán được, bởi doanh nghiệp địa ốc ra hàng, nhưng chính sách bán hàng không có lợi cho nhà đầu tư thứ cấp, mà hướng tới đối tượng khách hàng ở thực. Trong khi đó, khách hàng ở thực hiện này khó mua nhà vì lãi suất ngân hàng tăng, trong khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng cũng không còn dễ.

"Việc tính toán chính sách không có lợi cho nhà đầu tư thứ cấp, trong khi đây vẫn là đối tượng khách hàng lớn khiến nhiều dự án có tốc độ bán hàng chậm. Khi thấy không thể kiếm lợi nhuận trên thị trường căn hộ chung cư, nhà đầu tư thứ cấp sẽ chuyển hướng sang các phân khúc khác, đặc biệt là phân khúc đất nền, nhà phố", ông Phúc nói.

Theo Gia Huy (Báo Đầu tư)

An Gia (AGG) hoàn tất thủ tục cấp CNQSDĐ dự án The Gió Riverside

An Gia (AGG) hoàn tất thủ tục cấp CNQSDĐ dự án The Gió Riverside

Dự án 09:12

Đại diện Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) cho biết dự án The Gió Riverside đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính và được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Dự án 18:23

Chủ nhân các căn hộ tại The Matrix One (Hà Nội) không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà còn trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở khu Tây.

TP Thủ Đức vươn tầm – Bất động sản vào đường đua tăng trưởng

TP Thủ Đức vươn tầm – Bất động sản vào đường đua tăng trưởng

Thị trường 17:22

TP Thủ Đức vừa công bố quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho cả TP HCM và vùng Đông Nam Bộ.

The Cosmopolitan – Tài sản chiến lược giữa tâm điểm kết nối liên vùng

The Cosmopolitan – Tài sản chiến lược giữa tâm điểm kết nối liên vùng

Dự án 18:08

Nằm giữa sân bay Nội Bài và Gia Bình (Bắc Ninh) trong tương lai, kề cận Grand Expo – trung tâm triển lãm quốc tế, The Cosmopolitan là lựa chọn của giới đầu tư.

Sau Vingroup, An Huy chuẩn bị ra mắt dự án "khủng" tại Đức Hòa

Sau Vingroup, An Huy chuẩn bị ra mắt dự án "khủng" tại Đức Hòa

Địa ốc 17:50

(NLĐO)- An Huy và CASA Strategy ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn chiến lược, chuẩn bị nền tảng để công bố dự án Khu đô thị An Huy - Đức Hòa ra thị trường.

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch hợp tác Grab Việt Nam quảng bá, thúc đẩy du lịch

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch hợp tác Grab Việt Nam quảng bá, thúc đẩy du lịch

Doanh nhân 17:44

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Grab Việt Nam vừa ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác trong 5 năm.

CADIVI ra mắt dòng sản phẩm dây điện thân thiện môi trường

CADIVI ra mắt dòng sản phẩm dây điện thân thiện môi trường

Doanh nhân 09:53

CTCP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) – thương hiệu dẫn đầu thị trường dây và cáp điện tại Việt Nam, ra mắt dòng sản phẩm dây điện thân thiện với môi trường.

Vikoda nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

Vikoda nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

Doanh nhân 09:52

Ngày 25-3, tại TP HCM, Lễ công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025 với chủ đề: "Doanh nghiệp HVNCLC - Hành trình phát triển bền vững" đã diễn ra.

The Cosmopolitan, nơi hội tụ cư dân thương gia

The Cosmopolitan, nơi hội tụ cư dân thương gia

Dự án 08:48

Khi thị trường quá quen với các sản phẩm đại trà, thì đó là lúc căn hộ thương gia lên ngôi - đại diện cho một tiêu chuẩn sống khác biệt, xứng tầm.

Một dự án cao cấp sở hữu cặp hồ bơi vô cực trên độ cao 140m

Một dự án cao cấp sở hữu cặp hồ bơi vô cực trên độ cao 140m

Dự án 09:00

Cặp hồ bơi vô cực trên tầng thượng dự án The Gió Riverside gồm Sunrise Infinity Pool và Sunset Infinity Pool được đánh giá là "hàng hiếm" tại Việt Nam.

XEM THÊM