Mới đây nhất, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình về Đề án thành lập TP trực thuộc TP HCM gửi đến Thành ủy - UBND TP HCM, Chính phủ đã đồng ý chủ trương thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá việc thành lập TP Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới sáng tạo.
Theo các chuyên gia, với những lộ trình đang được triển khai, TP Thủ Đức được kỳ vọng trở thành động lực phát triển kinh tế cho TP HCM. Thời gian qua, TP Thủ Đức (sẽ được sáp nhập từ quận 2, 9, Thủ Đức) đã được đầu tư bài bản, đồng bộ về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, hứa hẹn trở thành động lực phát triển mới cho đầu tàu kinh tế của cả nước.
TP Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản bởi chắc chắn sẽ phát sinh nhu cầu cao về nhà ở, căn hộ, văn phòng... Trong đó, quận Thủ Đức sẽ trở thành trung tâm hành chính của TP Thủ Đức; quận 2 sẽ trở thành trung tâm tài chính và quận 9 được kỳ vọng trở thành trung tâm sáng tạo, công nghệ và là khu vực phát triển năng động nhất. Từ đó hứa hẹn thu hút các công dân quốc tế đến làm việc tại TP HCM.
Hiện TP đang triển khai khoảng 216 dự án hạ tầng giao thông với tổng vốn 350.000 tỉ đồng, trong đó có tới 70% đổ vào khu vực phía Đông, góp phần tăng khả năng kết nối với các khu vực như: dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, nút giao Mỹ Thủy, Đồng Văn Cống, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu qua đảo Kim Cương, dự án 4 cầu Thủ Thiêm kết nối về Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi…
Trong lĩnh vực bất động sản, từ vài năm nay, khu vực phía Đông vốn trở thành điểm nóng hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt dự án có vốn đầu tư "khủng" được triển khai. Đặc biệt, phân khúc bất động sản quận 9 được dự báo là có tiềm năng sinh lời vượt trội nhờ quỹ đất rộng, địa thế ven sông phong thủy thịnh vượng và quy hoạch sau nên được đầu tư đồng bộ, bài bản hơn. Ngoài ra, với chính sách phát triển đô thị vệ tinh theo xu hướng giãn dân cơ học hiện nay, nhà đầu tư chọn quận 9 thì biên độ thặng dư lợi nhuận gần như chắc chắn hơn mong đợi.
Chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho rằng khu vực phía Đông TP đang phát triển mạnh thời gian qua. Có nhiều vùng đất ở khu vực này tiếp tục tăng giá do yếu tố hạ tầng phát triển, nhiều khu dân cư, khu đô thị mới mọc lên… từ đó thúc đẩy giá đất cũng tăng. Đáng lưu ý, khu vực phía Đông có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển trong kinh tế, được kỳ vọng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà điểm đầu chính là TP HCM - cửa ngõ trực tiếp là quận 2, 9, Thủ Đức.
"Đây chính là khu vực năng động nhất ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM. Không chỉ nhờ vị trí thuận lợi mà còn được nhà nước và các địa phương đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ từ cảng biển nước sâu, sân bay, hệ thống đường cao tốc, đường vành đai, các khu công nghiệp lớn trong vùng… Khu vực này cũng đã và đang được đầu tư về hạ tầng, dịch vụ, TP HCM cũng sẽ chuyển hướng về đây những lĩnh vực công nghệ cao, mang tính thân thiện môi trường do đó tiềm năng phát triển sẽ là rất lớn" – TS Đinh Thế Hiển phân tích.
Thực tế, các dự án đã và đang hoàn thiện nằm dọc những trục đường chính của quận 9 được săn lùng liên tục, mà điển hình nhất chính là "bom tấn" khu Đông Vinhomes Grand Park. Được xây dựng với mô hình "thành phố trong lòng thành phố". Đại đô thị đẳng cấp quốc tế này sở hữu công viên 36ha, hệ thống trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng cao cấp... Những dự án quy mô "khủng" và sở hữu hệ sinh thái toàn diện như Vinhomes Grand Park sẽ góp phần đưa quận 9 trở thành trung tâm phát triển năng động nhất của TP Thủ Đức.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sức hút từ các dự án của hàng loạt chủ đầu tư lớn khác như Khang Điền, Nam Long, Novaland… Cụ thể như Đại Quang Minh có khu đô thị Sala; Keppel Land có khu đô thị Palm City; Novaland với Lakeview City; Khang Điền có Merita, Venica…