Củ Chi là vùng đất cao ráo thuận lợi cho phát triển đô thị

Thứ năm, 26/09/2019 10:54

Dự án hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng kết nối trung tâm với Củ Chi, Hóc Môn; các dự án có quy mô lớn được tái khởi động, quỹ đất dồi dào… là động lực để cửa ngõ Tây Bắc TP HCM phát triển.

Dự án hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng kết nối trung tâm với Củ Chi, Hóc Môn; các dự án có quy mô lớn được tái khởi động, quỹ đất dồi dào… là động lực để cửa ngõ Tây Bắc TP HCM phát triển.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài. Việc này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho khu vực cửa ngõ Tây Bắc của TP HCM phát triển mạnh trong thời gian tới. Dự án Cao tốc TP HCM - Mộc Bài là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong "Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) khoảng 10.727 tỉ đồng, giai đoạn 2 (nâng lên 6-8 làn xe) là hơn 5.000 tỉ đồng. Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP HCM, điểm cuối tại quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi (TP HCM) và tỉnh Tây Ninh.

Ngoài tuyến cao tốc, dự án hầm chui tại nút giao thông An Sương trên Quốc lộ 22 đi Củ Chi kết nối với Tây Ninh khi hoàn thiện đã giảm tải được nhiều áp lực giao thông cho khu vực này. Thêm vào đó, tuyến đường vành đai 3, kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TP HCM và Đồng Nai, đã được gấp rút thi công tháng 4.2018. Với chức năng phân luồng từ xa, vành đai 3 giúp kéo giảm căn bản tình trạng ùn tắc xuyên tâm nội đô. Đáng chú ý, đoạn tuyến thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn để kết nối vào huyện Bến Lức, Long An dài gần 48km được Bộ GTVT chú trọng, gấp rút đầu tư. Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối 8 tỉnh trọng điểm phía nam. Khu Tây Bắc giờ đây trở thành cầu nối giao thương mạnh mẽ giữa vùng lõi nội đô và nhiều tỉnh lân cận.

Nhà đầu tư đổ về, giá đất tăng

Củ Chi là vùng đất cao ráo thuận lợi cho phát triển đô thị - Ảnh 1.

Củ Chi là vùng đất cao ráo thuận lợi cho phát triển đô thị

Từ cuối năm 2018, chính sách giãn dân bước giai đoạn nước rút, TP HCM đẩy mạnh cấp phép dự án vùng ven, trọng điểm là khu vục Củ Chi - Tây Bắc TP.HCM. Sự đa dạng các tiện ích, dịch vụ từ bệnh viện cho đến trung tâm thương mại… cũng đã hình thành ở các quận, huyện trong khu vực trên. Giới phân tích nhận định đây chính là lợi thế thu hút người dân về vùng ven sinh sống, tạo đòn bẩy cho các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục đẩy vốn về khu Tây Bắc TP HCM.


Một thông tin vui cho Củ Chi và TP HCM là vừa qua, một tập đoàn bất động sản lớn ở Việt Nam đã mua 97,7% vốn góp trong Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam (BVIUT) từ các đối tác Malaysia với tổng giá phí chuyển nhượng là 11,748 tỉ đồng (khoảng hơn 500 triệu USD).

Ngoài ra, dự án Đại lộ ven sông do Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (thuộc Tập đoàn Tuần Châu) cũng đã được TP HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh). Khi được đầu tư xây dựng, tuyến đại lộ này sẽ nối trung tâm TP HCM từ bến Bạch Đằng (quận 1) với các quận huyện phía tây như Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Gò Vấp. TP HCM rộng 9.000 ha đã quy hoạch hơn 15 năm nay vẫn chưa thực hiện được.

Theo các chuyên gia kinh tế, không phải ngẫu nhiên, hàng loạt tập đoàn lớn chuyển hướng rót vốn vào khu đô thị Tây Bắc. Việc quy hoạch lại định hướng phát triển từ phía nam thành phố (quận 7, nhà Bè) sang khu Tây Bắc là nền móng vững chắc để các doanh nghiệp đón đầu cơ hội đầu tư.

Nếu như trước kia hướng nam là một trong những hướng phát triển chính của TP HCM. Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khi hậu và thực tế một số hạn chế bộc lộ về hướng phát triển này trong thời gian qua do đó cần phải xem xét lại. Hiện nay thành phố cũng giao các cơ quan chuyên môn, tham mưu nghiên cứu bổ sung hướng quy hoạch phát triển đô thị về khu vực hướng Tây Bắc. Theo đó, lộ trình chuyển đổi khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM.

Để thành phố phát triển bền vững, thành phố nên điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo về vùng đất cao của thành phố, đó là khu vực Gia Định - Củ Chi cũ (một phần Q.Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, nhất là khu vực quận 12, Hóc Môn, Củ Chi), mà thành phố đã có quy hoạch phát triển Khu đô thị - công nghiệp Tây Bắc trên địa bàn huyện Hóc Môn - Củ Chi với quy mô lên đến 9.000 ha. 

Bên cạnh đó, cũng đề xuất thực hiện định hướng chuyển đổi khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp của thành phố thành đất công nghiệp, dịch vụ, đất đô thị, thì theo các nhà khoa học đã tính toán, điều này sẽ giúp làm tăng GRDP của thành phố lên 2,73 lần. Đồng thời sẽ tạo điều kiện phát triển rất mạnh nền kinh tế và thị trường bất động sản của thành phố trong thời gian tới.

Theo Nguyễn Đình (thanhnien.vn)

Signify Việt Nam giới thiệu giải pháp chiếu sáng tiên tiến

Signify Việt Nam giới thiệu giải pháp chiếu sáng tiên tiến

Vật tư 19:33

Signify và hơn 20 đơn vị tư vấn, đối tác kinh doanh thảo luận các giải pháp chiếu sáng đô thị qua Hội thảo "Sáng tạo trong chiếu sáng công cộng" tại Hà Nội.

An Gia (AGG) hoàn tất thủ tục cấp CNQSDĐ dự án The Gió Riverside

An Gia (AGG) hoàn tất thủ tục cấp CNQSDĐ dự án The Gió Riverside

Dự án 09:12

Đại diện Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) cho biết dự án The Gió Riverside đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính và được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Dự án 18:23

Chủ nhân các căn hộ tại The Matrix One (Hà Nội) không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà còn trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở khu Tây.

TP Thủ Đức vươn tầm – Bất động sản vào đường đua tăng trưởng

TP Thủ Đức vươn tầm – Bất động sản vào đường đua tăng trưởng

Thị trường 17:22

TP Thủ Đức vừa công bố quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho cả TP HCM và vùng Đông Nam Bộ.

The Cosmopolitan – Tài sản chiến lược giữa tâm điểm kết nối liên vùng

The Cosmopolitan – Tài sản chiến lược giữa tâm điểm kết nối liên vùng

Dự án 18:08

Nằm giữa sân bay Nội Bài và Gia Bình (Bắc Ninh) trong tương lai, kề cận Grand Expo – trung tâm triển lãm quốc tế, The Cosmopolitan là lựa chọn của giới đầu tư.

Sau Vingroup, An Huy chuẩn bị ra mắt dự án "khủng" tại Đức Hòa

Sau Vingroup, An Huy chuẩn bị ra mắt dự án "khủng" tại Đức Hòa

Địa ốc 17:50

(NLĐO)- An Huy và CASA Strategy ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn chiến lược, chuẩn bị nền tảng để công bố dự án Khu đô thị An Huy - Đức Hòa ra thị trường.

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch hợp tác Grab Việt Nam quảng bá, thúc đẩy du lịch

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch hợp tác Grab Việt Nam quảng bá, thúc đẩy du lịch

Doanh nhân 17:44

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Grab Việt Nam vừa ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác trong 5 năm.

CADIVI ra mắt dòng sản phẩm dây điện thân thiện môi trường

CADIVI ra mắt dòng sản phẩm dây điện thân thiện môi trường

Doanh nhân 09:53

CTCP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) – thương hiệu dẫn đầu thị trường dây và cáp điện tại Việt Nam, ra mắt dòng sản phẩm dây điện thân thiện với môi trường.

Vikoda nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

Vikoda nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

Doanh nhân 09:52

Ngày 25-3, tại TP HCM, Lễ công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025 với chủ đề: "Doanh nghiệp HVNCLC - Hành trình phát triển bền vững" đã diễn ra.

The Cosmopolitan, nơi hội tụ cư dân thương gia

The Cosmopolitan, nơi hội tụ cư dân thương gia

Dự án 08:48

Khi thị trường quá quen với các sản phẩm đại trà, thì đó là lúc căn hộ thương gia lên ngôi - đại diện cho một tiêu chuẩn sống khác biệt, xứng tầm.

XEM THÊM