Tín dụng vào bất động sản và chứng khoán thực sự không đáng lo?

Thứ tư, 05/05/2021 13:48

Số liệu thống kê cho thấy tín dụng vào thị trường chứng khoán 3 tháng đầu năm là hơn 45.300 tỷ đồng, nhưng thực tế dư nợ ngân hàng của 3 công ty chứng khoán lớn đã xấp xỉ con số đó...

Việc không bán được bất động sản thế chấp hay phải bán với giá thấp sẽ làm tăng mạnh nợ xấu, cho dù ban đầu nhìn có vẻ rất thấp bởi giá trị tài sản bảo đảm cao.

Trong bối cảnh sốt đất và sốt chứng khoán, một số người đã kiến nghị siết tín dụng chảy vào những lĩnh vực này để dập tắt các cơn sốt vốn sẽ để lại hậu quả lớn cho nền kinh tế nếu trở thành bong bóng và vỡ sau đó. Căn cứ của luồng ý kiến này là tín dụng đã chảy mạnh vào chứng khoán và bất động sản trong những tháng cuối năm trước và đầu năm nay, gây ra các cơn sốt như đã chứng kiến.

Nhưng ngược lại, cũng có nhiều người cho rằng không có căn cứ, không cần siết tín dụng vào những lĩnh vực nói trên. Căn cứ của luồng ý kiến này là dư nợ cho vay chứng khoán trong tổng dư nợ hiện còn rất nhỏ. Dư nợ cho vay bất động sản tuy lớn, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tín dụng (20%), song chủ yếu là phục vụ nhu cầu thực của người dân.

Cụ thể hơn, với trường hợp của Vietcombank, năm 2020, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm chưa đầy 4% tổng dư nợ cho vay. Nếu tính cả cho vay mua nhà, sửa nhà của cá nhân thì dư nợ bất động sản chiếm 27,4% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này. Tuy vậy, Vietcombank cho rằng họ đang kiểm soát tốt và các khoản cho vay mua nhà của cá nhân đều có tài sản đảm bảo giá trị cao, nợ xấu rất thấp.

Về cho vay chứng khoán, dư nợ trong quý I thực tế lại giảm 1% so với cuối năm 2020. Dư nợ cho vay chứng khoán chỉ tăng trở lại từ giữa tháng 4, và cũng chỉ tập trung ở một số ngân hàng.

Tín dụng vào bất động sản và chứng khoán thực sự không đáng lo? - Ảnh 1.

Tín dụng vào chứng khoán và bất động sản?

Bởi vậy, không chỉ cho rằng không có cơ sở để siết tín dụng vào bất động sản và chứng khoán, nhiều chuyên gia còn cho rằng chớ vội lo thay cho các ngân hàng về rủi ro cho vay bất động sản và chứng khoán.

Các luận điểm biện hộ cho việc không nên/cần thiết siết tín dụng vào bất động sản và chứng khoán trên bỏ qua hoặc xem nhẹ, trước hết, rủi ro của việc phân loại sai tín dụng theo mục đích cho vay. Việc phân loại sai này, vô tình hay hữu ý, dẫn đến thực tế là dư nợ tín dụng vào bất động sản và chứng khoán lớn hơn những gì đã được báo cáo.

Một minh chứng cho việc báo cáo thấp hơn thực tế này là trong khi theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết quý I nợ tín dụng vào thị trường chứng khoán chỉ là 45.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, như báo chí đưa tin, chỉ tính dư nợ ngân hàng của 3 công ty chứng khoán lớn là SSI, VND, và Mirae Asset đã xấp xỉ con số trên (44.612 tỷ đồng). Lưu ý thêm là cho vay công ty chứng khoán chỉ là một bộ phận của cho vay nói chung vào chứng khoán.

Việc phân loại và thống kê sai dư nợ tín dụng theo mục đích cho vay còn gây ra hậu quả là không kích hoạt các cảnh báo an toàn, ví dụ như tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, là những chỉ số dựa vào mức độ rủi ro tài sản, theo đó bất động sản và chứng khoán là những loại tài sản có rủi ro cao hơn nhiều (so với một số loại tài sản khác).

Thiếu sót, sai lầm thứ hai trong luận điểm không cần siết tín dụng vào cụ thể là bất động sản vì tài sản bảo đảm có giá trị lớn, rủi ro thấp nằm ở chỗ, điều này chỉ đúng khi cơn sốt bất động sản không hoặc hạ nhiệt không đáng kể, không làm giá trị tài sản bảo đảm tụt giảm đi 30% hoặc hơn (ngưỡng để ngân hàng xác định số tiền tối đa cho vay). Trên thực tế, như đã được chứng kiến nhiều, giá bất động sản trong các cơn sốt, các khu vực có sốt đất không hiếm khi tụt giảm thê thảm, thậm chí không bán được, đành bỏ hoang ở đó. Và cũng như đã và đang được chứng kiến, hiện vẫn còn rất nhiều tài sản bảo đảm là bất động sản được các ngân hàng mang ra đấu giá nhưng qua nhiều lần, với giá giảm đáng kể mỗi lần, mà vẫn không bán được. Việc không bán được bất động sản thế chấp hay phải bán với giá thấp sẽ làm tăng mạnh nợ xấu, cho dù ban đầu nhìn có vẻ rất thấp bởi giá trị tài sản bảo đảm cao. Vậy rủi ro cho vay bất động sản nằm chính ở đây chứ không phải ở đâu xa xôi, khó hình dung, nắm bắt.

Sai lầm, thiếu sót thứ ba là, coi cho vay mua nhà, sửa nhà không phải là một bộ phận cấu thành của con số thống kê cho vay bất động sản nói chung (được thể hiện qua việc bóc tách riêng cho vay mua, sửa nhà với cho vay kinh doanh bất động sản, làm cho dư nợ cho vay "kinh doanh bất động sản" chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tín dụng của ngân hàng), và coi đây là một nhu cầu chính đáng, an toàn, thậm chí cần khuyến khích.

Sự bóc tách này có nghĩa là coi cho vay mua nhà không phải nhằm mục đích để kinh doanh. Nhưng đáng tiếc là đó chỉ là sự nhìn nhận (vô tình hay hữu ý) về phía ngân hàng, chứ không nhất thiết là của phía người đi vay. Ai có thể khẳng định được rằng không có người mua nhà, căn hộ, đất nào với mục đích khai báo là để ở, lại không bán, trao tay ngay thậm chí khi chưa nhận nhà, căn hộ, đất? Không cần phải kể các ví dụ đăng tải trên báo về việc nhà đầu tư trao tay ngay các căn hộ vừa mở bán để chốt lãi. Như thế, cho vay mua nhà trong những trường hợp như vậy không phải là kinh doanh bất động sản thì là gì?

Một sai lầm, thiếu sót nữa là, đúng là không cần phải "lo bò trắng răng" đối với việc cho vay của các ngân hàng, nếu nhìn vào những gì họ công bố, vào những chỉ tiêu an toàn vẫn trong ngưỡng... Tuy nhiên, cái thực sự đáng lo kể cả đối với từng ngân hàng là rủi ro hệ thống, nhất là khi, như nói ở trên, những con số công bố và những chỉ tiêu an toàn thực ra lại không đúng, bởi những vấn đề đã nói, gồm phân loại sai mục đích vay vốn.

Vì một (số) ngân hàng cho vay bất cẩn (vô tình hay hữu ý) sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và đến toàn hệ thống nên bao giờ NHNN cũng phải kiểm tra, giám sát hoạt động của từng ngân hàng. Do đó, nếu có dấu hiệu tăng trưởng nóng của tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, đặc biệt khi xét đến rủi ro báo cáo thấp đi tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro này, thì cần thiết phải siết lại tín dụng vào đó, cho dù hoạt động của từng ngân hàng vẫn tỏ ra là đang rất bình thường, rất an toàn.

Ngoài ra, cũng mới chỉ thấy có một số rất ít ngân hàng như Vietcombank là trình bày một số chi tiết về việc cho vay của họ vào bất động sản và chứng khoán, nên sẽ là không đủ để kết luận rằng tình hình ở các ngân hàng khác cũng vậy.

Nói cách khác, ví dụ về một vài ngân hàng đang cho vay như thế nào và an toàn ra sao, theo báo cáo của họ, không thể là cơ sở để quy chiếu ra thành sự an tâm, yên lòng trước thực tế là tín dụng chung và tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro đã và đang tăng nhanh.

Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị

Gửi bình luận

Tiktoker Mr.Pips chinh phục thị trường tài chính từ góc nhìn mới

Tiktoker Mr.Pips chinh phục thị trường tài chính từ góc nhìn mới

Tài chính 15:33

Mr.Pips (Phó Đức Nam), sinh năm 1994, tiktoker triệu view và nhà đầu tư tài chính trẻ. Anh luôn sáng tạo trong làm nghề và đam mê học hỏi chinh phục thị trường tài chính.

PGBank hoàn thành gần 50% kế hoạch lợi nhuận 2024

PGBank hoàn thành gần 50% kế hoạch lợi nhuận 2024

Tài chính 06:19

Kết thúc nửa đầu năm 2024, tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, hoàn thành tương ứng gần 50% kế hoạch lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4 vừa qua.

Ngân hàng số Cake nhận giải “Ngân hàng AI tốt nhất” từ The Asian Banker

Ngân hàng số Cake nhận giải “Ngân hàng AI tốt nhất” từ The Asian Banker

Tài chính 06:18

Ngân hàng số Cake by VPBank vừa được The Asian Banker trao tặng giải thưởng Best AI Technology Implementation (tạm dịch: Ngân hàng AI tốt nhất) trong hệ thống giải thưởng uy tín của tổ chức này.

Marina Central Tower chính thức cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ tại quận 1

Marina Central Tower chính thức cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ tại quận 1

Dự án 17:08

Tòa nhà thương mại trong quy hoạch tổng thể của Grand Marina, Saigon cung cấp hơn 106.000m² diện tích cho thuê.

Chuyên gia Noktrade dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vinfast năm 2024

Chuyên gia Noktrade dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vinfast năm 2024

Tài chính 12:31

Chuyên gia Noktrade đưa ra dự báo về triển vọng dành cho cổ phiếu Vinfast. Đứng trước những bất ổn của kinh tế, cũng như thị trường xe điện trên toàn cầu, Vinfast quyết định điều chỉnh mục tiêu giao xe trong cả năm 2024. Kết quả nhận lại là thương hiệu xe điện do người Việt Nam phát triển tăng 92% doanh số chỉ trong 6 tháng đầu năm

Mr Phú Hưng câu chuyện 15 năm chinh phục thị trường đầu tư tài chính

Mr Phú Hưng câu chuyện 15 năm chinh phục thị trường đầu tư tài chính

Tài chính 13:42

Mr Phú Hưng - diễn giả truyền cảm hứng, xây dựng kết nối cộng đồng đầu tư Việt Nam và câu chuyện chinh phục thị trường tài chính.

Rakuten Viber bảo mật, quyền riêng tư của người dùng Việt Nam

Rakuten Viber bảo mật, quyền riêng tư của người dùng Việt Nam

Số hóa 13:40

Phó Chủ tịch cấp cao của Rakuten Viber - ông Atanas (Nasko) Raykov vừa có chuyến thăm Việt Nam để thực hiện nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong việc đảm bảo cam kết về quyền riêng tư và an toàn của người dùng.

Xanh hóa FDI là chìa khóa chiến lược cho doanh nghiệp Đức

Xanh hóa FDI là chìa khóa chiến lược cho doanh nghiệp Đức

Doanh nhân 13:39

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp Đức và vai trò then chốt của năng lượng xanh trong phát triển kinh tế Việt Nam. Dù phải đối mặt với môi trường đầu tư đầy thách thức, các doanh nghiệp Đức tiếp tục thực

Cùng chuyên gia Mr Henry Win của Tony Trading chia sẻ bí quyết đầu tư thông minh

Cùng chuyên gia Mr Henry Win của Tony Trading chia sẻ bí quyết đầu tư thông minh

Tài chính 20:12

Mr Henry Win là một chuyên gia tài chính với 8 năm kinh nghiệm trên thị trường và là Diễn giả tài chính tại Tony Trading. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược đầu tư thông minh và bí quyết quản lý tài chính hiệu quả trong những thời điểm thị trường biến động mạnh.

Thị bất động sản sẽ tiếp tục khan hiếm nguồn cung căn hộ?

Thị bất động sản sẽ tiếp tục khan hiếm nguồn cung căn hộ?

Thị trường 10:14

Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024 của Savills Việt Nam vừa công bố cho thấy nguồn cung căn hộ sơ cấp giảm 3% theo năm xuống còn 5.635 căn. Bất chấp nguồn cung mới xuất hiện và các dự án cũ mở bán lại, nguồn cung sơ cấp vẫn còn hạn chế.

XEM THÊM